Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

TÌNH YÊU LUÔN Ở LẠI

  01/03/2017

 “1256 doanh nghiệp bị phá hủy”

Đầu đề bài viết làm tôi sửng sốt. Tôi dõi theo danh sách được đăng tải, lòng hồi hộp, mắt liếc theo thứ tự, tên và địa điểm doanh nghiệp: Nhà máy điện…, Nhà máy khai khoáng…, Tổ hợp luyện kim…, Nhà máy cơ khí…, …chế tạo ô tô…, …máy kéo…, …xe lửa…, …điện lạnh…, …máy xây dựng…, … ở Bacau, … Bihor, …Cuj, …Buuresti, …Hunedoara, …Satu Mare, … Brsov,…và mắt tôi chững lại khi thấy tên “Intreprinderea Rafinaria Ploiesti Prahova” (Nhà máy Lọc dầu Ploiesti khu Prahova). Đúng rồi số 237 Nhà máy lọc dầu Ploiesti, họ không viết Nhà máy lọc dầu Số 1 như mọi người thường gọi. Nó cũng bị phá hủy!

Nhà máy lọc dầu Ploiesti là nhà máy lọc dầu sớm nhất Rumani, là cái nôi đào tạo biết bao kỹ sư, công nhân lành nghề trong chế biến dầu khí, niềm tự hào của bao thế hệ người lao động Rumani và của nghành chế biến lọc hóa dầu Rumani, nơi mà giai đoạn 1972 – 1974 tôi đã làm việc, đã là một phần của nhà máy, của tập thể lao động gắn bó, đoàn kết và thương yêu nhau. 
Kỷ niệm ùa về, mình như trẻ lại…

Năm 1971, sau khi tốt nghiệp trường Dầu Khí Địa chất (IPGG) Bucuresti, một số kỹ sư được chọn quay trở lại thực tập trong đó có tôi.

Theo triệu tập của Bộ Đại học Việt Nam, chúng tôi lại tập trung lên đường. Hành trình trở lại Rumani cũng giống như 6 năm trước, khi chúng tôi mới tốt nghiệp phổ thông, còn là học sinh non choẹt, bỡ ngỡ, chưa xa nhà, xa quê hương Tổ quốc lần nào, còn bây giờ chúng tôi đã là kỹ sư, đã là lần thứ 2 và đã trưởng thành 24-25 tuổi, biết tốt tiếng Ru.

Con tầu liên vận lại chở chúng tôi đi, ngày đêm rong ruổi qua Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô mà không biết mệt mỏi là gì dù chỉ rất ít khi dừng bánh. Cuối cùng chúng tôi cũng trở lại Rumani an toàn vào một rạng sáng, khi 6 năm trước ai cũng hồi hộp, mong ngóng lao đầu ra cửa sổ tầu để ghi lại khoảnh khắc đầu tiên mình đặt chân lên đất Rumani, nơi mà sau này đã trở thành quê hương thứ 2 của mình. Lần này cũng thế, chỉ có điều tình cảm trầm lắng hơn.

Anh bạn cùng đi với tôi đề xuất khi tầu đến Iasi sẽ xuống thăm một số bạn bè đồng hương đang học ở đây, rồi chiều tối bắt tầu về Bucuresti. Tôi rất ngại vì từ Iasi về Bucuresti không có vé. Anh ấy nói mạnh: “Không sợ, mình có vé tầu liên vận về tới Bucurseti cơ mà!”. Đến Iasi tôi xách vali xuống, bỏ lại con tầu lững thững rời ga…Tối hôm đó khi bắt tầu về Bucuresti phải nói mãi trưởng toa mới cho lên. Tầu đông, không có ghế ngồi, phải đứng ở hành lang. Bấy giờ mới là tháng 2, chắc các bạn biết rét mà không có lò sưởi thì như thế nào ?! Suốt hành trình về Bucuresti chúng tôi khổ sở vì rét, vừa mệt vừa buồn ngủ, mà rét thì ngủ nằm cũng chẳng được ngỡ là đứng. Tới một ga gần Bucuresti có 1 hành khách xuống, tôi chui ngay vào khoang chiếm chỗ, chỉ sau vài phút tôi đã thiếp đi, đến lúc tầu đỗ, trưởng toa đến lay tôi và báo là đã đến ga cuối cùng Bucuresti. Tôi uể oải đứng lên và xách vali chậm chạp bước xuống sân ga lòng đầy nuối tiếc. Tiếc là không tỉnh để ngắm Bucuresti khi tầu vào ga và tiếc là không được tiếp giấc ngủ đang ngon.

Ngày hôm sau, sau buối gặp gỡ với đại diện Bộ giáo dục, đào tạo Rumani, tôi được phân công về thực tập ở Nhà máy Lọc dầu số 1, Ploiesti, Khu Prahova.

Những ngày đầu phải làm quen với nhà máy giống như bất cứ kỹ sư mới biên chế nào. Tôi lần lượt đến các phân xưởng sản xuất chính (Chưng cất khí quyển DA1, Chưng cất chân không DAV3, khu sản xuất dầu nhờn, khu sản xuất nhựa đường…), các xưởng phụ trợ (điện, nước, hơi, các xưởng sửa chữa, khu xuất xưởng,..), phòng thí nghiệm, các bộ phận quản lý, điều hành nhà máy, đào tạo nghiên cứu và các bộ phận liên quan khác.

Sau hơn 2 tháng tôi đã am hiểu khá tốt về nhà máy, các thông số kỹ thuật vận hành, đầu vào, đầu ra, định mức tiêu hao, lao động và bố trí ca, kíp, chức năng nhiệm vụ của các vị trí công việc, phương thức giao ban buổi sáng…, tôi đều có ghi chép đầy đủ.

Tôi được bố trí trợ giúp cho trưởng một phân xưởng, dần dần cũng bắt đầu điều hành, nhận lệnh của Ban Giám đốc, của Kỹ sư trưởng sản xuất, bố trí giao việc cho các trưởng ca. Nhanh nhẹn, tháo vát và ham học hỏi như hầu hết các kỹ sư trẻ khi mới ra trường, lại có chút hài hước trong giao tiếp tôi nhanh chóng trở thành bạn của nhiều người lao động từ lãnh đạo nhà máy, lãnh đạo phân xưởng, kỹ sư đến trưởng ca, công nhân. Tôi yêu họ, họ cũng yêu quý tôi và tôi thực sự đã trở thành một phần của nơi đây.Tôi được giao một số đề tài nghiên cứu nhằm cải tiến công nghệ, xác định các thông số sản xuất tối ưu, nâng cao công suất, hiệu quả hoạt động của thiết bị như lò hơi, trao đổi nhiệt, tháp chưng cất. Tôi đã làm rất tốt.

Ảnh của tác giả

Tôi thân với Alecu Georgeta - Petrea, gọi thân mật là Gigi, bạn cùng lớp đại học, con của Tỉnh trưởng Ploiesti, một người bạn chân thành và nhiều tình cảm, Mihai Toader, kỹ sữ công nghệ học trước tôi 1 khóa, em của Bộ trưởng bộ Dầu lửa Rumani, một người hiền lành, tốt bụng và một số bạn kỹ sư khác trong nhà máy. Chúng tôi thường nghỉ trưa cùng nhau ở phòng tôi, uống cà phê caimac và chơi bài septic. Tôi canh ti với Toader và nói với mọi người là tôi có khả năng nhận biết được bất kỳ quân bài nào: tôi lấy 1 quân bài cho mọi người xem rồi xếp lại, tráo bài sau đó lật từng quân xếp ra bàn, khi quân bài xuất hiện, Toader đạp nhẹ vào chân tôi và dĩ nhiên là tôi chỉ còn việc nói: “nó đây!”. Thế là mọi người chỉ còn việc ồ lên “tài thật!”. Năm 2011 tôi nhận được ảnh các bạn cùng khóa chụp tại cuộc gặp mặt nhân kỷ niệm 40 năm ngày ra trường tổ chức ở Ploiesti, Rumani do Gina Vasilescu, cô bạn lớp trưởng xinh đẹp, tốt bụng gửi cho chúng tôi, tôi đã không tìm thấy ảnh Gigi, sau khi hỏi lại, Gina gửi mail báo cho tôi biết bạn ấy đã mất năm 2009. Tôi lặng người khi đọc tin này và tự nhiên nước mắt trào ra…tôi đã cầu chúc cho vong hồn bạn ấy được mát mẻ nơi cõi vĩnh hằng, tôi không còn cơ hội để chia sẻ với Gigi về như ngày chúng tôi làm việc ở nhà máy cùng nhau nữa. Tôi nhớ mãi câu chuyện mà Gigi kể cho tôi: một hôm Gigi diện bộ váy đỏ, sếp của cô ấy tán: “Em làm tôi trở thành bò tót đấy”, Gigi đã trả lời: “Anh chỉ có thể là con gà trống mà thôi”, các bạn biết sau đó thế nào chứ? Sếp như đài mất điện, không nói được câu gì, mặt đỏ nhừ đi thẳng không ngoái đầu lại.

Lúc làm việc ở xưởng cơ khí, tôi rất cảm phục tài năng của một số công nhân ở đây, họ có thể làm được rất nhiều chi tiết quan trọng trong các bộ phận máy móc, thiết bị, họ còn làm được các vật dụng tiêu dùng thậm chí trang sức như bím cài tóc, nhẫn… bằng kim loại quý. Một thanh niên tài hoa rất quý tôi, tên là Suga lúc rảnh việc đã làm tặng tôi một con dao có dáng một thanh kiếm thời cổ rất đẹp, bản thân tôi cũng tập làm một số thứ mà tôi thích với sự hướng dẫn của Suga, tôi còn giữ được 2 cây thánh giá sáng bóng còn đẹp hơn những cây bán ở cửa hàng tạp hóa. Một buổi chiều cuối Thu mát mẻ đang đi dạo quanh khu nhà máy tôi gặp đôi vợ chồng già đã nghỉ hưu cũng đang lững thững bên hè đường, thấy tôi là người nước ngoài liền tươi cười bắt chuyện, hỏi tôi từ đâu tới và đang học lớp mấy. Tôi nói đã đi làm và là người Việt Nam, ông bà sững lại nói : “Việt Nam ư? Đang có chiến tranh phải không?”. Câu chuyện về đất nước đang có chiến tranh, về sự hy sinh, lòng dũng cảm, về gia đình, đời thường giữa chúng tôi đã nhanh chóng làm cho cuộc gặp ban đầu thành như đã thân quen từ lâu. Ông bà mời tôi bằng được vào nhà để tiếp tục trò chuyện. Thấy tôi đeo cây thánh giá ông hỏi tôi: “Anh cũng theo đạo à?”, tôi cười: “Cháu rất yêu Chúa”, ông kể gần đây có một nhà thờ, một buổi đi lễ ông thấy cánh cửa chính bị hỏng một bên, ông đã làm dấu và thầm xin Chúa phù hộ để ống trúng sổ số, nếu được ông xin dành một nửa để làm lại cánh cửa này. Thế rôi ông đã trúng thật, trúng độc đắc được một xe ô tô Dacia (hình như tính ra là 65.000 lei thì phải) và ông đã làm lại cửa của Nhà thờ… ông nói với tôi Chúa luôn ở bên và che chở cho mọi số phận.
Là người nước ngoài duy nhất làm việc trong nhà máy, tôi được ư tiên bố trí ở khu tập thể thanh niên được xây dựng không xa, phía trước nhà máy và cũng gần Hội trường, Câu lạc bộ văn hóa. Một chiều chủ nhật trên đường ra bến xe buýt để vào thanh phố, lúc qua sân Hội trường nhà máy tôi nghe thấy tiếng kèn đồng cùng tiếng đàn gõ, tấu lên một làn điệu dân gian rộn ràng, tôi cứ đứng nghe đến lúc dừng tiếng nhạc. Thích quá tôi lần vào xem, hóa ra đội văn nghệ nhà máy đang tập. Trông thấy tôi một số người nhận ra và tôi được chào đón như một khách mời. Đội trưởng đội văn nghệ chính là người thổi kèn đồng, ông đã có tuổi, người mập, để ria mép, mặt đỏ như uống riệu. Ông hỏi tôi: “Anh kỹ sư có thích dân ca Rumani không?”, tôi trả lời: “Rất thích”, ông hỏi tiếp: “Thế anh biết chơi nhạc cụ gì?”, tôi lúng túng: “Tôi biết thổi sáo”. Ông đề xuất luôn: “Thế thì vào tập với chúng tôi!”. Và thế là tôi quên cả chuyện vào thành phố, nhận lời tham gia đội văn nghệ. 
Tôi cắt ống nhựa và tự tạo sáo, phải làm đến 3 cây mới được 1 cây đạt yêu cầu và bắt đầu tập. Nhưng kiểu sáo trúc Việt Nam có vẻ không hợp lắm với các làn điệu dân ca Rumani, có lẽ mình thổi chưa giỏi, tôi mua một cây sáo dọc bằng gỗ, một loại nhạc cụ dân tộc rất hay của Rumani, tôi cũng tập được vài làn điệu. Thấy tôi hay chăm chú nghe mấy anh chị trong đội văn nghệ hát, ông đội trưởng bảo tôi: “Này, anh tập hát đi, sắp tới tổng kết anh lên hát chắc là đặc biệt lắm đấy!”, tôi hơi bối rối nhưng đánh liều: “Vâng, cũng được”. Thế là tôi lao vào tập hát, chẳng hiểu sao mình lại hăng hái thế.

Ngày lễ tổng kết nhà máy năm 1972, hội trường chật cứng người, tôi được mấy anh chị kéo vào phòng trang điểm, không biết họ chuẩn bị từ bao giờ mà tôi có đủ trang phục dân gian Rumani: quần áo, đai lưng, mũ nữa, tôi nghĩ giá mình cao to hơn một chút thì có khi chẳng ai bảo mình là người Việt Nam. Khi còn là sinh viên tôi cũng tham gia văn nghệ, cũng diễn kịch, múa, diễn chèo nữa nhưng lúc đó là diễn trong nội bộ lưu học sinh các trường với nhau, bằng tiếng Việt, bây giờ lại hát bằng tiếng Ru cho người Ru nghe, suy nghĩ này chỉ kịp thoảng qua trong đầu tôi vì trong hậu trường tôi đã nghe tiếng giới thiệu rất trang trọng của cô dẫn chương trình “...tiết mục do một kỹ sư Việt Nam trình bày”. Tôi bước ra trong tiếng dạo nhạc rộn ràng xen lẫn tiếng vỗ tay chào đón của mọi người. Tôi đã hát một cách say sưa và xúc động, chẳng hiểu sao tôi lại can đảm đến thế. Tôi hát 2 bài, một bài về mẹ (Maicuta mama – nói về một người con gái xa mẹ, đến nơi mà mọi thứ đều khác với nhà mình và nỗi buồn nhớ về mẹ) và một bài tiễn anh đi nhập ngũ (Codine, codine – nói về một thiếu nữ tiễn người yêu vào quân ngũ, trong bài hát có câu: “Anh ơi, hãy đợi em tiễn ra sân ga để em nói với với con tầu sớm đưa anh trở lại”). Cả hội trường cứ im lặng, chỉ có tiếng hát và tiếng nhạc. Mỗi khi bài hát kết thúc tôi lại thấy cả hội trường ầm lên tiếng vỗ tay, có cả tiếng huýt sáo, hình như của đám thanh niên cùng sống trong nhà tập thể với tôi thì phải. Hát xong ông đội trưởng đội văn nghệ chạy ra ôm tôi, rồi chẳng biết những ai nữa đã kéo tôi ra ngoài để chụp ảnh. Khi ông giám đốc mang hoa lên tặng, mọi người phải túa đi tìm. Thật chẳng ra làm sao, ai lại để giám đốc cứ ôm hoa đứng đợi trên sân khấu bao giờ. Mấy ngày sau hệ thống phát thanh của nhà máy còn phát lại lễ tổng kết và có 2 bài hát của tôi. Một nữ công nhân đứng tuổi gặp tôi nói “Anh hát tiếng Ru hay lắm, tôi đã khóc khi anh hát. Chắc anh nhớ mẹ anh lắm?!”. Tôi cám ơn và chỉ lặng lẽ gật đầu, bà đã không biết mẹ tôi mất từ lúc tôi học lớp 9. Có lẽ chỉ khi mình yêu và gắn bó với tập thể lao động ở đây mình mới có thể hòa nhập tốt đến thế.

Ở nhà máy thường có sinh viên và học sinh đến tham quan, thực tập, tôi hay được phân công là người hướng dẫn, giới thiệu – việc này không có gì khó khăn đối với tôi, vốn rất thích những câu châm ngôn Rumani nên mỗi khi vào ngữ cảnh phù hợp là tôi sử dụng ngay, thành thử rất nhiều người thích. Hôm tôi hướng dẫn cho đoàn sinh viên có cả những người đồng hương Việt Nam của tôi học ở trường Dầu Ploiesti (bộ phận từ trường IPGG Bucuresti chuyển về), tôi trình bày công nghệ rất căn kẽ, nêu cả những tình huống hay xảy ra trong vận hành và cách thức xử lý, các bạn đồng hương của tôi thích lắm, những sinh viên người Ru thì cứ trố mắt ra khen tôi giỏi và nói như người Ru. Anh Sánh, bạn đồng hương là Hội trưởng hội sinh viên Việt Nam ở trường có mặt hôm đó nói thầm vào tai tôi: “Chúng tôi rất tự hào về anh”. Tôi cũng thấy ấm lòng khi được đánh giá như vậy.
Tháng ngày ở nhà máy đã giúp tôi trưởng thành rất nhiều, những thông tin, số liệu về công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị…tôi đều nghi chép tỷ mỉ và giữ gìn cẩn thận cho đến bây giờ dù đã 42 năm trôi qua. 

Hai năm là thời gian ngắn, nhưng những kỷ niệm về nhà máy, về con người ở đây thì không bao giờ quên được, nó sẽ còn mãi theo cuộc sống của mình. Mỗi khi nhắc tới thời gian này là nhắc tới một thời tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, ham khám phá hiểu biết, làm việc và cống hiến.
Bây giờ Nhà máy lọc dầu Ploiesti không còn nữa, nhưng ký ức của bao thế hệ đã từng làm việc ở đây thì vẫn còn nguyên vẹn trong đó có tôi, nhà máy bị phá hủy cho một tương lai khác nhưng tình yêu đối với nó, đối với những con người gắn bó với nó thì không bao giờ xóa bỏ được. Trong trái tim họ: Tình yêu luôn ở lại!

Tháng 5/2015

Nguyễn Văn Vượng

CSV ĐHDK Bucarest (1965-1971)

 

Bản dịch tiếng Rumani:

DRAGOSTEA RĂMÂNE PENTRU TOTDEAUNA

De Nguyen Van Vuong

"1256 Intreprinderi distruse"

Titlul articolului m-a șocat. M-am uitat la lista postată ,in ordine cu mare emoție, la numele și locul întrepriderilor: Intreprinderea electrocentrale…, Intreprinderea energoreparații..., Centrala industrială de rețele electrice..., Intreprinderea de Construcții metalice si prefabricate…, Centrala minieră… Intreprinderea minieră ,Combinatul minier…, Intreprinderea metalurgică…, ...salina,... de extracție gaz metan…,… de utilaj petrolier si reparații…, …de produse refractare…,…de alumină…, …de autovehicule…, …de tractoare si mașini agricole , metalurgice complexe..., …Uzina Mecanică..., ...de fabricație automobile ..., ... tractoare ..., ... trenuri ... ... ... ... de refrigerare...,... construcții de mașini …, în Bacău, …Bihor ..., ... …Cluj, ... București, ... Hunedoara, …Satu Mare ... ... Brașov, ...

și ochii mei au înțepenit când a apărut numele “Intreprinderea Rafinăria Ploiești Prahova”. Da, numarul 327 Rafinaria Ploiești, nu scria “Rafinarie Nr. 1” ,așa cum era cunoscută in general . De asemenea era distrusă si ea!

Rafinăria Ploiești era prima rafinărie din România, era leagănul de training, de formare a mulți ingineri si lucrători calificați în prelucrarea petrolului si gazelor, mândria generațiilor de petroliști-rafinori din România . În perioada 1972 - 1974 am lucrat și eu în această Rafinărie și am cunoscut colectivul de munca , foarte bine inchegat ,cu oameni foarte atașați unii de alții.

Amintirile revărsate mă duc înapoi, mă simt din nou tînar... !

In 1971, după absolvirea Institutului de Petrol, Gaze si Geologie (IPGG) București, unii ingineri au fost aleși să se întoarcă în România pentru practică ; între ei eram și eu.
Prin convocarea Ministerului Învățământului Universitar din Vietnam, ne-am adunat pentru plecare. Călătoria înapoi în România, era la fel ca și în urmă cu 6 ani , când eram tineri elevi cu liceul abia terminat , ciudati, niciodată plecați departe de casă, de țară...Acum ,a doua oară , eram ingineri, deveniserăm maturi , 24-25 de ani și cunoșteam bine româneste.

Trans-Siberianul ne aducea înapoi, călătorind zi și noapte prin China, Mongolia, și fosta Uniune Sovietică, neobosit și cu opriri rare și foarte scurte . In cele din urmă ne întorceam în România cu gândul la o dimineață, din urmă cu șase ani, când toata lumea palpita de emoție, aștepta și scotea capul pe fereastră pentru a înregistra prima clipă de atingere a pământului României, care urma să devina a doua patrie a fiecăruia dintre noi. Retrăiam aceleași emoții, cu deosebirea că de această dată sentimentele noastre erau mai profunde si mai liniștite.

Un coleg care mergea împreună cu mine mi–a propus: “Când ajunge trenul la Iași coborâm să vizităm niște vietnamezi care studiază acolo și o să luăm trenul de seară spre București!”. Mie mi–era frică pentru că nu aveam bilete de la Iași la București, dar el m–a incurajat: “Nu te teme! Avem biletele pentru trenul internațional până la București!”

La Iași, fără voie, eu am coborât cu valiza lăsând trenul să pornească din gară încet, încet fără mine.
Seara când să luăm trenul spre București a trebuit mult timp ca să-l convingem pe șeful de vagon ,ca să ne dea voie să urcăm. Trenul era aglomerat, nu era nici un loc liber, trebuia să stăm in picioare pe culoar. Aceasta se petrecea în luna februarie, când știți cât este de frig fără calorifer?. Pe durata călătoriei ne-am simțit mizerabil ; eram înghețați, obosiți și somnoroși. Nimeni nu putea dormi cu senzatia de frig, mai ales în picioare! La o stație aproape de București a coborât un pasager , iar noi am intrat imediat în compartiment ,în locul lui. După câteva minute dormeam, iar când trenul s–a oprit șeful de vagon a venit și m-a scuturat spunând că trenul a ajuns la ultima stație ,București. Eram epuizat cărând valiza jos, coboram alene pe peron cu sufletul plin de regrete; regretam că nu am fost treaz ca să văd orașul București când trenul intra, dar regretam și că nu îmi mai puteam continua somnul delicios.

In ziua următoare, după o întâlnire cu reprezentanții Ministerului Educației și Invățământului din România am fost repartizat la practică in Rafinaria Nr. 1 Ploiești, județul Prahova.
In primele zile a trebuit să fac cunoștință cu întreprinderea, ca orișice inginer nou angajat. Am mers prin toate secțiile principale de producție (distilarea atmosferică DA1, distilarea in vid DAV3, producția de uleiuri, producția de bitum… ), atelierele auxiliare (electric, de apă, abur, reparații, mecanic …), laborator, sectorul de management si organizare a întreprinderii, personal- învățământ, cercetare si alte secții conexe.

Dupa 2 luni, am reușit să cunosc destul de bine Rafinăria, specificațiile de producție, de intrare-ieșire, rata de consum, de muncă, echipa si organizarea schimbului, funcții și responsibilități ale postului, organizarea ședințelor de producție…Le-am înregistrat pe fiecare și le-am învățat temeinic pe toate .
Am fost angajat ca asistent pentru un șef de instalație. Am început prestând lucru de operator, primind apoi de la Director și de la Inginerul Șef de Producție, atribuțiile pentru Șef de schimb. Totul mergea bine.

Ager, iute și iscoditor ca toți inginerii tineri ,care abia au terminat facultatea, cu un pic de umor in conversație am devenit repede prieten cu mulți salariați ; de la conducătorii de rafinărie, de secții, de instalații ,până la ingineri și muncitori. I-am iubit pe toți și pe toate, în schimb m-au indrăgit și ei pe mine. De fapt am devenit o parte a acestui loc.

Mi-au fost încredințate teme de cercetare pentru imbunătățirea tehnologiei, determinarea parametrilor optimi de producție, imbunătățirea capacității și eficienției de funcționare a diverselor echipamente cum ar fi : cuptor, schimbator de căldură, coloane de distilare. Le-am rezolvat foarte bine pe toate.

Eram prieten cu Georgeta Alecu–Petrea, Gigi ca nume intim, o colegă de facultate, fiica Președintelui Ploiești, o prietenă sinceră cu multă afecțiune; cu Mihai Toader, un inginer tehnolog, fratele Ministrului Petrolului din Romania, un băiat blând și bun și cu mai mulți alți ingineri din rafinărie. De obicei luam pauza de prânz împreună și petreceam timpul liber în camera mea, unde beam cafe-caimac si jucam cărți ,șeptic. M-am înțeles cu Toader să spunem la toată lumea că eu am capacitatea de a ghici orice carte de joc: luam o carte prezentând-o in fața tuturor , fără ca eu să o văd și o puneam din nou în teancul de cărți si le amestecam. Apoi înșiram pe rând cărțile pe masă, iar când acea carte apărea, Toader mă călca ușor pe picior, iar eu trebuia doar să spun: “asta e!”. Binențeles că am auzit numai cuvântul “formidabil!” – strigat de prietenii mei.

In anul 2011, am primit pozele colegiilor de facultate, fotografiate cu ocazia implinirii a 40 de ani de la absolvire, reîntâlnire ce a fost organizată în Ploiesti, România. Gina Vasilescu – o colega, o măiastră, frumoasă si bună mi le–a trimis . Nu am găsit-o în poze pe Gigi, am intrebat de ea și apoi am primit un e-mail de la Gina informându-mă că Gigi a decedat în 2009. Am fost devastat de aceasta veste, si nici n-am știut când lacrimile m-au invadat spontan ! Cu durere în inimă m-am rugat pentru sufletul ei ,sa fie odihnit in cele veșnice ! Nu mai am nici o șansa de a împărtăși cu Gigi amintirile despre zilele când noi am lucrat impreuna in Rafinărie. Imi amintesc o întâmplare în legătură cu ea: Intr-o zi Gigi purta o rochie roșie, șeful ei flirta: “Mă faci să devin un taur!”, Gigi i-a răspuns: “Poți fi doar un cocoș!”. Știți cum a fos după aceea? Șeful a devenit „un tranzistor intrerupt dela curent”, cu fața roșie mergea drept fără să mai întoarcă capul.

Când lucram in atelierul mecanic am admirat foarte mult talentul unor lucrători de acolo. Ei puteau face nu numai piese detaliate și importante de echipament ,ci și produse de larg consum, chiar bijuteri ,ca ace de păr, inele,…din metale prețioase. Un tânăr care se numea Sugă era un adevarat talent. El mă iubea foarte mult, și în timpul liber mi-a făcut un cuțit în formă de sabie veche ,foarte frumos. Eu de asemenea am incercat să fac unele obiecte , cu ajutorul lui. Am reușit să fac doua cruci de inox, lucioase și mai frumoase decât cele vândute în magazinele de băcănie.
Intr-o după-amiază de toamnă târzie, rece și frumoasă , plimbându-mă pe strada din jurul fabricii am întâlnit un cuplul soț-soție la vârsta de pensionare plimbându-se și ei încet pe trotuar. M-au recunoscut că sunt străin, iar soțul, m-a intrebat cu fața zâmbitoare :” ce eram ,de unde eram și în ce clasă sunt?” Le-am răspuns că lucrez deja și că sunt vietnamez. Amândoi mă îndemnau spunând-mi: “Vietnam? Este razboi acolo?”. Povestește-ne despre țara ta in razboi, despre sacrificiul și curajul vostru, despre familie și viata zilnica ! Asta a făcut ca între noi , prima intâlnire sa pară repede ca și când ne-am fi cunoscut de demult, ca și cu cei de acasă. M-au invitat insistent să merg la casa lor pentru a continua conversația. 

M-au văzut purtând o cruce, iar el m-a întrebat: “Esti religios?” am zâmbit: “Eu iubesc pe Domnul foarte mult !”. A povestit apoi că lângă casa lor există o biserică . Intr-o zi la rugăciune a observat că o parte a portiței pricipale se stricase, a făcut semnul crucii și s-a rugat Domnului să-i ajute la loterie, iar în cazul că câștigă a promis că el va chieltui jumătate din bani pentru a reface acea poartă. Intr-o zi chiar a căștigat premiul cel mare, o mașina Dacia (pare a fi de 65.000 lei?) și el a refăcut toată poarta bisericii….El mi-a spus că Dumnezeu e mereu alături de noi ocrotindu-ne fiecăruia soarta !
Fiind singurul străin care lucra în Rafinărie, am avut prioritate la a fi găzduit în Dormitorul Tineretului construit nu departe, chiar în fața Rafinăriei, aproape de Clubul Muncitoresc. Intr-o duminică după-amiază ,pe drumul spre stația de autobuz de unde plecam în oraș, trecând prin curtea Clubului Muncitoresc am auzit sunete de trompetă și de țambal , răsunând o melodie populară incitantă, am stat acolo până s-a oprit muzica. Mi-a plăcut așa de mult că m-a determinat să merg înauntru sa văd despre ce este vorba. Intrând in sala de spectacole am înțeles că formația de muzică populară a Rafinariei făcea repetiție. Văzându-mă , niște oameni care mă recunoșteau m-au primit ca pe un oaspete. Șeful formației era chiar trompetist, era în vârstă, gras, mustăchios ,cu față roșie , ca băut. El m-a intrebat: “Domnule inginer, vă place muzica populară românească?” i-am raspuns: “Foarte mult ,domnule !”, a continuat să mă întrebe: “La ce fel de instrument știți să cântați?” am ezitat: “Știu la flaut…” El mi-a propus: “Veniți să cântați cu noi!”. Și așa am uitat să mai merg în oras, și am acceptat invitația de a participa in echipa artistică.

Am tăiat un tub de plastic și am făcut un flaut. A trebuit să-l fac de trei ori ca să obțin un flaut satisfăcător și am inceput să cânt. Dar tipul de flaut orizontal vietnamez, probabil nu se potrivea cu muzica populară românească și nu am putut fi un cântăreț la flaut prea bun ! Am cumpărat un fluier vertical din lemn, un instrument muzical popular foarte răspândit in Romania. In sfirșit am reușit și eu să cânt câteva melodii. Văzându-mă ascultând cu atenție la cei care cântau, șeful formației muzicale îmi spunea cu amabilitate: “Hai, încearcă să cânți! In curând , la spectacolul de Sfârșit de An dacă mergi pe scenă să cânți, ar fi ceva extraordinar !”. Eram un pic cam speriat dar am riscat: “Da, bine domnule!”. Așa că m-am apucat de cântat cu un entuziasm inexplicabil . 

La festivitatea de Incheiere a anului 1972, în Sala Clubului Muncitoresc plină de oameni, am fost tras de cei din echipă în cabina de machiaj. Nu știu de când ei îmi pregătiseră, un costum tradițional românesc complect : haină, pantaloni , brâu, pălărie. Cred ,că dacă aș fi fost puțin mai înalt, puțin mai solid, nimeni n-ar fi putut spune că sunt vietnamez ! Când eram student am participat și la echipa artistică, am jucat în spectacol, am dansat, am cântat o melodie populară vietnameză…dar aceasta avut loc în cadrul intern al studenților ,între institute, în limba vietnameză…” Acum in limba română și în fata românilor !?” , acel gând abia mi-a trecut prin minte , pentru că din culise am auzit o voce formală a domnișoarei “maestru de ceremonii: “.....”cântecul va fi interpretat de un inginer vietnamez”. Am mers pe scenă in acompaniamentul muzical ,întâmpinat cu aplauze salutare de către toata lumea. Am cântat cu pasiune si cu mare emotie, nu înțelegeam dece eram așa de curajos. Am cântat două cântece, unul despre mama (Măicuță ,mamă –era vorba de o fată plecată de la mama ei într-un loc unde totul era diferit de acasă, tristă când îi era dor de mama ei) și alt cântec despre plecarea unui tânăr în armată (Codine, Codine – o fată își conducea prietenul la armată, în cântec exista un pasaj: “...stai bădiță cu veston,/ se te duc pân la peron,/ să-i spun trenului în gând,/ sa te-ntoarcă mai curând...!”). Toată Sala era amuțită. Se auzeau doar cântecul meu și orchestra. De fiecare dată când terminam o melodie ,toată Sala răsuna de aplauze, am auzit și fluierături și urale, probabil din partea tinerilor care locuiau impreuna cu mine în Cămin. Când am terminat de cântat șeful formației a alergat pe scenă și m-a îmbrățișat, nici nu mai știu cine m-a scos afară pentru a face fotografii. Când domnul Director a adus flori pe scenă, ca să le ofere „artiștilor” , la terminarea spectacolului, toată lumea s-a grăbit să mă caute pe mine. Intr-adevăr, nu era frumos să lași Directorul de Întreprindere să aștepte pe cineva pe scena!

Mai multe zile, mai tarziu, sistemul de radioficare al Rafinăriei încă repeta spectacolul de încheere a anului, în care erau și cele două cântece ale mele. O lucrătoare mai în vârstă mi-a spus întâlnindu-mă: “Dumneata ai cântat foarte frumos si foarte bine românește ! Am plâns când ai cântat, cred că ți-e tare dor de mama ta ?!”. I-am mulțumit dând ușor din cap , ea nu știa că mama mea murise când eram in clasa a -9 -a …!

E clar, că atunci când iubești și te atașezi de colectivul de muncă ,te poți și integra în el foarte bine!
In Rafinărie, au venit deseori studenți și elevi pentru practică și în vizită. De multe ori am fost desemnat ca ghid și prezentator pentru ei și aceasta nu era deloc o problemă dificilă pentru mine. Imi plăceau foarte mult proverbele românești și dacă era cazul sau contextul potrivit, le foloseam imediat ,de aceea mulți oameni se simțeau bine în compania mea. 

Intr-o zi am instruit un grup de studenți în care erau și compatrioți de ai mei ,care studiau la Institutul de Petrol si Gaze Ploiești (o parte mutată de la IPGG Bucuresti). Am prezentat foarte detaliat tehnologia, menționând evenimentele deseori intâmplate în timpul functionării precum si modul de rezolvare a lor. Compatrioților mei le-a plăcut foarte mult iar studenții români se uitau la mine cu admirație si m-au lăudat că eram inteligent, și că vorbeam bine românește. Domnul Sang, un compatriot al meu, Președintele Consiliului Studenților Vietnamezi din Institut mi-a șoptit în acea zi la ureche: “Suntem foarte mândri de domnul inginer!”, mi-au încălzit inima astfel de aprecieri !
Perioada petrecută în Rafinărie m-a ajutat să mă maturizez mult . Informațiile și datele cu privire la tehnologia de productie, la mașini si echipamente…le-am notat pe toate în detaliu și le-am păstrat cu mare grijă, până acum, când au trecut deja 42 de ani.

Doi ani reprezintă un timp scurt, dar amintirile despre Rafinărie, despre oamenii de acolo nu se pot uita niciodată. Ele au rămas și vor rămâne în mintea mea marcându-mi viața pentru totdeauna. Oricând vine vorba de acele timpuri, inseamnă să menționez o perioadă a tinereții mele plină de entuziasm și de dorință de a descoperi, de cunoaștere, de muncă și de dăruire.
Acum Rafinăria Ploiești nu mai există, dar amintirile generațiilor care au lucrat aici sunt încă intacte, inclusiv ale mele. Rafinăria a fost distrusă pentru un viitor diferit, dar dragostea pentru ea, pentru cei legati de ea nu se vor pierde niciodata. 

În inima lor și a mea : Dragostea va rămâne pentru totdeauna!.

Hanoi Mai/2015

 

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 23
  • 1979
  • 18,009,719