Đăng nhập
NGHỊ QUYẾT 05 CỦA ĐẢNG VỀ ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Nghị quyết 05 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 1/11/2016.
Ngày 1/11/2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 05 – NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Toàn cảnh hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. (Ảnh: VGP) |
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
Trong thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện và đạt được kết quả bước đầu. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hợp lý. Mô hình tăng trưởng từng bước chuyển đổi theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu; năng suất lao động, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) và năng lực cạnh tranh quốc gia được cải thiện. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ có bước phát triển. Kết cấu hạ tầng tiếp tục được cải thiện, quan tâm đầu tư.
Cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng đạt kết quả bước đầu, không để xảy ra tình trạng đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Nợ xấu và các ngân hàng yếu kém đang từng bước được xử lý. Quản trị doanh nghiệp nhà nước và quản lý vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục được hoàn thiện. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá; vốn đầu tư nhà nước tiếp tục được bảo toàn và phát triển. Hiệu quả đầu tư công từng bước được cải thiện, bước đầu hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải.
Khu vực nông nghiệp cơ bản phát triển ổn định, phương thức tổ chức sản xuất từng bước được đổi mới; sản xuất công nghiệp từng bước được phục hồi; giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng khá. Hội nhập kinh tế quốc tế được chủ động đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực; đã hoàn tất việc đàm phán, ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Tuy nhiên, nhìn chung mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới; tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng thấp. Phương thức phân bổ nguồn lực xã hội chưa có sự thay đổi rõ rệt; năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, bội chi ngân sách còn lớn, nợ công tăng nhanh, nợ chính phủ đã vượt trần cho phép, áp lực trả nợ lớn.
Việc thực hiện ba đột phá chiến lược chưa đạt mục tiêu đề ra. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được cải thiện; môi trường đầu tư, kinh doanh còn nhiều trở ngại. Việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại còn nhiều khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cơ cấu lại nền kinh tế triển khai chậm, thiếu đồng bộ, chưa thật sự gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; chưa gắn kết chặt chẽ giữa tổng thể với các trọng tâm. Cơ cấu lại đầu tư chưa gắn với cơ cấu lại tài chính ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn; nợ xấu tiềm ẩn trong nền kinh tế còn cao, an toàn hệ thống còn nhiều bất cập; thiếu cơ chế xử lý dứt điểm, triệt để các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu. Ðổi mới, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước chưa đạt yêu cầu, tỉ lệ vốn được cổ phần hoá thấp; quản trị doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém.
Cơ cấu lại nông nghiệp chưa thực sự gắn với xây dựng nông thôn mới; sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ nhỏ lẻ, manh mún, phân tán; liên kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn nhiều bất cập; sự tham gia và đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế. Cơ cấu lại các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa thực chất, hiệu quả thấp.
Cơ chế, chính sách điều phối phát triển vùng chưa đủ mạnh. Sự phát triển giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng còn thiếu tính liên kết, bị giới hạn bởi địa giới hành chính; chưa phát huy được các lợi thế cạnh tranh của từng địa phương và của toàn vùng; một số vùng kinh tế trọng điểm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa phát huy được vai trò đầu tàu, trở thành trung tâm kết nối cho phát triển kinh tế vùng.
Những yếu kém, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nhận thức và tầm nhìn của các cấp uỷ, chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng về đổi mới mô hình tăng trưởng chưa đầy đủ, có nơi còn bị ảnh hưởng bởi lợi ích cục bộ và tư duy nhiệm kỳ. Việc tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế ở các cấp, các ngành và địa phương còn thụ động, chậm trễ. Đột phá về thể chế, nhất là thể chế thị trường các yếu tố sản xuất để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả nguồn lực phát triển còn bất cập. Đổi mới, hoàn thiện thể chế bên trong và hội nhập với bên ngoài chưa được tiến hành đồng bộ; hội nhập quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế.
II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG
1- Quan điểm, định hướng đổi mới
- Đổi mới mô hình tăng trưởng là để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi giá, gây tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái.
- Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trí sáng tạo của con người Việt Nam và thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, mọi tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước.
Tuỳ theo tình hình thực tế của từng ngành, lĩnh vực và địa phương mà kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo. Chuyển dần từ tăng chủ yếu dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang tăng trưởng dựa đồng thời vào cả đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước. Chuyển dần từ dựa vào gia tăng số lượng các yếu tố đầu vào của sản xuất sang dựa vào tăng năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Khai thác và phát huy tối đa nội lực kết hợp với thu hút và sử dụng hiệu quả ngoại lực.
- Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế với trọng tâm ưu tiên là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công.
- Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Toàn hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là đội ngũ trí thức, các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ này.
2- Một số mục tiêu cụ thể
- Tiếp tục củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát bình quân dưới 5%/năm; giảm dần tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước, đến năm 2020 xuống dưới 4% GDP, đến năm 2030 xuống khoảng 3% GDP.
- Quy mô nợ công hằng năm giai đoạn 2016 - 2020 không quá 65% GDP, nợ chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP. Đến năm 2030, nợ công không quá 60% GDP, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.
- Giai đoạn 2016 - 2020, hằng năm có khoảng 30 - 35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm cao hơn 5,5%; tốc độ tăng năng suất nội ngành đóng góp hơn 60% vào tăng năng suất lao động năm 2020.
- Đến năm 2020, tỉ trọng lao động có chứng chỉ đào tạo tăng lên khoảng 25%; tỉ trọng lao động nông nghiệp giảm xuống dưới 40%.
- Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35%; thu hẹp khoảng cách năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước ASEAN 4.
III- MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH LỚN
1- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô
Tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc; kiểm soát tốt lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; xử lý có hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém.
2- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược
2.1- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là:
- Hoàn thiện thể chế về cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp nhà nước; thể chế về tài sản và quyền về tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ tài sản); thể chế về thị trường các yếu tố sản xuất, bảo đảm để thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực; thực hiện phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường vào những ngành, lĩnh vực và vùng có hiệu quả cao, có tác động lan toả. Khắc phục tư tưởng bao cấp, xin - cho, ỷ lại của các cấp, ngành, địa phương và trong xã hội.
- Phát triển thị trường tài chính một cách cân bằng hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; giữa thị trường vốn cổ phiếu và trái phiếu; giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; giữa dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng; quan tâm phát triển thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và tín dụng tiêu dùng.
- Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế, trong đó ưu tiên đổi mới cách thức thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư theo mức độ hiệu quả kinh tế dự tính của dự án. Có chính sách thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh, tạo niềm tin để doanh nghiệp, người dân, kiều bào ta ở nước ngoài đầu tư vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Khuyến khích và tạo thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, tăng cường kết nối và phát huy tác động lan toả với các khu vực kinh tế trong nước.
- Hoàn thiện luật pháp liên quan về đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp; phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhất là đối với đất nông nghiệp.
- Tiếp tục hoàn thiện luật pháp về lao động và thị trường lao động; tạo thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động ở trong nước.
- Hoàn thiện chính sách, luật pháp, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về môi trường; khắc phục cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt quan tâm các khu vực trọng điểm; giám sát các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới; ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu, xây dựng thể chế vượt trội cho những địa phương, vùng kinh tế động lực, khu hành chính - kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu tàu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
2.2- Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại. Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, bảo đảm tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án. Tập trung vốn đầu tư công và các nguồn vốn đầu tư khác để thực hiện một số dự án đầu tư hạ tầng trọng điểm và tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Sớm triển khai xây dựng một số khu hành chính - kinh tế đặc biệt; ưu tiên phát triển một số đô thị thông minh.
2.3- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện tốt cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; coi trọng đào tạo đại học và trên đại học, cao đẳng và dạy nghề theo chuẩn khu vực và quốc tế. Tạo chuyển biến nhanh và rõ nét trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế; nâng cao năng lực, trình độ quản lý nhà nước và quản trị doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hoá, giao quyền tự chủ cho các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề công lập; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.
3- Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế
- Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ và đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ. Thực hiện cơ chế đối ứng hợp tác công - tư để doanh nghiệp khai thác có hiệu quả các dự án đổi mới công nghệ, sáng tạo, nghiên cứu và phát triển.
- Tiếp tục phát triển mạnh các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo. Xây dựng và thực hiện chính sách nhập khẩu công nghệ.
- Xây dựng, vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu và thực hành tốt nhất về năng suất lao động để theo dõi tình hình thực hiện và phân tích, đánh giá, dự báo.
4- Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm
4.1- Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Xác định cụ thể phạm vi, ngành nghề đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cơ cấu lại danh mục vốn đầu tư nhà nước trong các ngành, nghề theo quy định.
- Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước; có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hoá phải niêm yết trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị doanh nghiệp một cách thực chất.
- Xây dựng Đề án thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định; sớm xoá bỏ chức năng đại diện sở hữu của các bộ, uỷ ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp; đổi mới quản trị doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; xem xét, thực hiện biện pháp phá sản doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ việc vay nợ và sử dụng vốn vay của các doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất là vay nợ nước ngoài; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới.
4.2- Về cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng
- Tiếp tục lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế. Từng bước xử lý và xoá bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các tổ chức tín dụng có liên quan; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.
- Ban hành các quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế.
- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, quản trị rủi ro các tổ chức tín dụng. Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
4.3- Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công
- Rà soát, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư của các ngành kinh tế. Thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính, ngân sách nhà nước và nợ công; thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công.
- Công khai, minh bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công. Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước. Tập trung tháo gỡ vấn đề chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài. Xác định rõ trách nhiệm trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư.
4.4- Đổi mới, cơ cấu lại khu vực sự nghiệp công lập
- Tiếp tục thực hiện giao quyền tự chủ đầy đủ về tài chính, tổ chức, biên chế và hoạt động cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tính đúng, tính đủ chi phí hợp lý, điều chỉnh giá các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường; chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng, từ hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng, bảo đảm quyền bình đẳng giữa các đơn vị sự nghiệp công lập. Khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia phát triển, cung cấp dịch vụ công; phát triển thị trường dịch vụ công có sự quản lý, điều tiết phù hợp của Nhà nước.
- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện hạch toán như doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, cổ phần hoá các đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện, trừ các bệnh viện, trường học; giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động kém hiệu quả; không để cổ phần hoá thành tư nhân hoá và xã hội hoá thành thương mại hoá dịch vụ công.
4.5- Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới
- Nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; chuyển mạnh từ sản xuất lấy số lượng làm mục tiêu sang sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng để lựa chọn phát triển các sản phẩm phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và cả nước.
- Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mô hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn; có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển mạnh công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh nông, lâm, thuỷ sản; phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, góp phần tạo việc làm và chuyển đổi cơ cấu lao động nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam; có chính sách phù hợp để phát triển và tiêu thụ đối với các nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có lợi thế quốc gia, lợi thế địa phương và các đặc sản vùng, miền.
- Tiếp tục đầu tư phát triển, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái.
4.6- Cơ cấu lại một cách thực chất các ngành công nghiệp
- Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia, tạo khuôn khổ chính sách đồng bộ, trọng tâm, đột phá hướng vào tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
- Tập trung vào những ngành công nghiệp nền tảng, có lợi thế cạnh tranh và có ý nghĩa chiến lược đối với tăng trưởng nhanh, bền vững; lựa chọn sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp chủ lực để ưu tiên phát triển, cơ cấu lại; phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, tăng mạnh năng suất nội bộ ngành, tăng hàm lượng công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm.
- Chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất linh kiện, cụm linh kiện, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu.
4.7- Thực hiện cơ cấu lại và phát triển nhanh các ngành dịch vụ, duy trì tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP
- Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, hàng hải, logistics, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng không, dịch vụ thương mại; dịch vụ giáo dục, đào tạo; dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ; các loại dịch vụ kiểm toán, tư vấn, pháp lý…
- Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch quốc gia, tạo chuyển biến mạnh để đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
5- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế
- Thúc đẩy hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có công nghệ hiện đại để làm nòng cốt, mũi nhọn phát triển kinh tế, cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, nâng cao sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển mạnh khu vực doanh nghiệp chính thức có đăng ký, giảm dần và thu hẹp quy mô kinh doanh phi chính thức.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm cơ bản gánh nặng chi phí đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; đổi mới cách thức quản lý và thái độ làm việc của cán bộ, công chức theo hướng hỗ trợ và phục vụ doanh nghiệp; công khai, minh bạch, tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm các tiêu cực, nhũng nhiễu.
6- Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hoá
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu lực thực thi các quy hoạch phát triển kinh tế vùng; nâng cao năng lực các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển vùng và chỉ đạo, giám sát liên kết, phối hợp phát triển kinh tế giữa các địa phương trong vùng.
- Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương và hình thành thể chế điều phối phát triển kinh tế theo vùng. Các địa phương trong vùng phối hợp xây dựng các đề án, thoả thuận phối hợp, liên kết phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp ban hành và thực hiện chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh.
- Thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hoá trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị, hoàn thiện mô hình phát triển kinh tế đô thị, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và phương thức quản lý của chính quyền đô thị. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch tổng thể đô thị quốc gia với tầm nhìn đến năm 2050.
7- Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Chính sách quốc phòng, an ninh phải tạo thuận lợi và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, phát triển kinh tế phải góp phần gia tăng tiềm lực quốc phòng, an ninh. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh tiên tiến, hiện đại. Các dự án phát triển kinh tế, xã hội trong các khu vực phòng thủ, tuyến biên giới và vị trí chiến lược phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
- Ưu tiên phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các ngành khai thác, chế biến dầu khí; cảng biển, đóng và sửa chữa tàu biển, vận tải biển; khai thác và chế biến hải sản, các dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịch biển, đảo. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ sản xuất và đời sống vùng biển, đảo. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân định cư lâu dài trên các đảo.
8- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
- Đổi mới phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng xây dựng nhà nước quản lý và phục vụ; đồng thời, tăng cường khả năng điều tiết, giám sát, kiểm tra và thanh tra theo mức độ rủi ro và tuân thủ pháp luật của đối tượng quản lý; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện điện tử hoá nghiệp vụ quản lý nhà nước và xã hội hoá việc xây dựng các dữ liệu thông tin quản lý nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế gắn với cải cách tiền lương; đổi mới mạnh mẽ quy trình, phương thức tổ chức tuyển dụng, sử dụng, trả lương, đánh giá, đề bạt cán bộ; thực hiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên thành tích, kết quả công việc; tăng cường trách nhiệm giải trình của người đứng đầu đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của đơn vị.
- Tăng cường năng lực các cơ quan chức năng quản lý và giám sát thị trường. Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, liêm chính, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan nhà nước và người đứng đầu.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Các ban đảng Trung ương, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết; xác định nhiệm vụ, chủ trương, các giải pháp phù hợp, cụ thể thực hiện ngay trong phạm vi tổ chức, cơ quan, đơn vị, ngành và địa phương.
2- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, ưu tiên các dự án luật trực tiếp hỗ trợ đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.
3- Ban cán sự đảng Chính phủ, ban cán sự đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương:
- Xây dựng kế hoạch hành động với lộ trình và phân công cụ thể trách nhiệm cho các tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với mục tiêu, yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng ngành, lĩnh vực, địa phương và đơn vị.
- Tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm sau:
+ Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công; khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tham nhũng, lãng phí, nợ đọng xây dựng cơ bản.
+ Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; thực hành triệt để tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế, chỉ vay trong khả năng trả nợ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước.
+ Xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém, tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu của nền kinh tế một cách căn bản và triệt để; từng bước xử lý và xoá bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo; đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.
+ Đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư nhà nước một cách minh bạch, thực chất, thận trọng theo cơ chế thị trường; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ không thể phục hồi.
+ Đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại và giao quyền tự chủ đầy đủ cho các tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Phát huy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; hỗ trợ và phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.
+ Tập trung, tích tụ ruộng đất, cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới có hiệu quả, phù hợp với thực tế biến đổi khí hậu.
4- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch tham gia và giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết.
5- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí tổ chức tuyên truyền sâu, rộng và liên tục về Nghị quyết, kết quả thực hiện, những cách làm sáng tạo, điển hình tốt; phê bình những cá nhân, tổ chức chần chừ, thiếu tích cực, thụ động hoặc thực hiện không đạt kết quả như yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.
6- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, các ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai thực hiện Nghị quyết; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo VOV
Tin tức mới
Khai trương Hội Hữu nghị “Bông Sen” Rumani- Việt Nam (2011)
Ngày 25/8/2011, tại thành phố Timisoara, Rumani, một sự kiện đáng chú ý đã diễn ra: Lễ khai trương Hội Hữu nghị “Bông Sen” Rumani - Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa hai nước
Quan hệ Việt Nam - Rumani đang trải qua giai đoạn tươi đẹp và năng động nhất
Quan hệ Việt Nam - Rumani đang ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Đại sứ Rumani tại Việt Nam, bà Cristina Romila, đã khẳng định điều này trong buổi lễ kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Rumani và hướng tới 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. B
Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Rumani (2024)
Sáng 30/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Rumani (01/12/1918 - 01/12/2024) và hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Rumani (3/2/1950 - 3/2/2024).
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Romania (30.11.2024)
Sáng 30-11, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam-Romania tổ chức Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Romania (1-12-1918/1-12-2024) và hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Romania (3-2-1950/3-2-2025).
Củng cố tình hữu nghị Việt Nam - Romania, Tp. Hồ Chí Minh 26/11/2024
Chiều 26/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 106 năm ngày Quốc khánh Romania (1/12/1918 - 1/12/2024) và 10 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam - Romania Thành phố Hồ Chí Minh.
Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Romania nhân kỷ niệm Quốc khánh Romania
Ngày 30/11, Hội Hữu nghị Việt Nam-Romania tổ chức Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Romania (1/12/1918-1/12/2024) và hướng đến kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Romania (3/2/1950-3/2/2025).
Họp BTV Hội - Thống nhất Họp mặt thường niên Hội ngày 30/11/2024
Ngày 30/10 vừa qua, Ban thường vụ Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani đã tổ chức cuộc họp mở rộng để đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian qua và lên kế hoạch cho những tháng cuối năm.
Rumani thu hút sinh viên Việt Nam tại Ngày hội Du học Châu Âu 2024
Hà Nội, 20.10.2024 – Ngày hội Du học Châu Âu 2024 đã chính thức diễn ra tại Hà Nội, mang đến cơ hội tuyệt vời cho các bạn trẻ Việt Nam khám phá và tìm hiểu về các chương trình đào tạo chất lượng cao tại châu Âu. Đặc biệt, sự kiện năm nay ghi nhận sự tham
Toạ đàm về hợp tác giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và 8 Trường Đại học lớn của Rumani mở ra nhiều triển vọng mới
Sáng ngày 12/3, tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), đã diễn ra cuộc toạ đàm về hợp tác giữa ĐHQGHN và 8 Trường Đại học lớn của Rumani. Tham dự hội thảo có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - R
Triển lãm du học Rumani thu hút đông đảo sinh viên Việt Nam
3/2024 các trường từ Rumani tham gia triển lãm du học quốc tế tại Việt Nam. Tham dự sự kiện có bà đại sứ Rumani tại Việt Nam và ông chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani.
Bài viết của Đại học Xây dựng Bucharest nhân chuyến thăm của thủ tướng Phạm Minh Chính
Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Rumani
Từ ngày 20/1 đến 23/1/ 2024, trong khuôn khổ của chuyến thăm Châu Âu, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam- Rumani Hồ Quang Lợi đã tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Rumani.
Trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest tổ chức loạt sự kiện nhân dịp tiếp đón thủ tướng Phạm Minh Chính
Trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest đã tổ chức một loạt các sự kiện vào Chủ nhật, ngày 21 tháng 1, nhân dịp chuyến thăm của Ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Việt Nam, một cựu sinh viên xuất sắc của trường (tốt nghiệp khóa 1984).
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest
Chiều 21/1 theo giờ địa phương, trong chương trình chuyến thăm chính thức Romania, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có chuyến về thăm lại và làm việc rất xúc động tại trường Đại học Kỹ thuật Xây dựng Bucharest - một trong những trường đại học hàng đầu của Rom
Thủ tưởng Phạm Minh Chính thăm chính thức Romania
Bài viết tổng hợp tin tức từ các báo đưa tin về chuyến thăm chính thức Romania của thủ tướng Phạm Minh Chính, tháng 01/2024.
Quan hệ Việt Nam - Romania ngày càng phát triển sâu rộng
Tại buổi lễ kỷ niệm 105 năm Quốc khánh Romania (1/12/1918 - 1/12/2023) diễn ra tại Hà Nội ngày 26/11/2023, Đại sứ Rumani tại Việt Nam, bà Cristina Romila đã có bài phát biểu nhấn mạnh những thành tựu trong quan hệ giữa hai nước và bày tỏ mong muốn thúc đẩ
Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 105 năm Quốc khánh Romania
Sáng ngày 26 tháng 11 năm 2023, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam-Romania đã tổ chức gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 105 năm Quốc khánh Romania (1-12-1918/1-12-2023).
BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI HŨU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI HỒ QUANG LỢI TẠI CUỘC GẶP GỠ HỮU NGHỊ KỶ NIỆM 105 NĂM QUỐC KHÁNH RUMANI
BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI HŨU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI HỒ QUANG LỢI TẠI CUỘC GẶP GỠ HỮU NGHỊ KỶ NIỆM 105 NĂM QUỐC KHÁNH RUMANI
Chi hội Dầu Khí tổ chức thành công cuộc gặp mặt thường niên lần thứ 7 tại Cửa Lò, Nghệ An (9/2023)
Chi hội Dầu Khí tổ chức thành công cuộc gặp mặt thường niên lần thứ 7 tại Cửa Lò, Nghệ An. Cuộc gặp mặt có sự tham gia của lãnh đạo Hội, lãnh đạo Chi Hội và đặc biệt là gần 100 hội viên đến từ mọi miền đất nước. Ngoài các hoạt động giao lưu văn nghệ, các
TUYÊN BỐ CHUNG VỀ QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT - MỸ
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden ra Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó tập trung vào các lĩnh vực hợp tác cụ thể.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani làm khách mời tham dự Đại hội ĐBTQ lần IV của Hội Hữu nghị Việt Nam- Slovakia.
Ông Hồ Quang Lợi, chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani làm khách mời tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần IV của Hội Hữu nghị Việt Nam - Slovakia. Ngày 15.4.2023 tại Hà Nội
Phát triển nhà ở xã hội để giảm lệch pha cung-cầu
Phát triển nhà ở xã hội là mũi tên trúng nhiều đích, bởi nó vừa đáp ứng mục tiêu chiến lược của quốc gia giúp người dân có cơ hội cải thiện nhà ở, nhất là những người nghèo, người thu nhập thấp, lại vừa giúp thị trường bất động sản từng bước khắc phục đượ
93 MÙA XUÂN, ĐẢNG ĐƯA ĐẤT NƯỚC ĐI TỪ THẮNG LỢI NÀY ĐẾN THẮNG LỢI KHÁC
Năm nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giành được những kỳ tích vĩ đại trong thế kỷ XX và hơn hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
KHÔNG HY SINH MÔI TRƯỜNG ĐỂ CHẠY THEO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐƠN THUẦN
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE) 2022 được tổ chức sáng ngày 28/11/2022 tại TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh).
Cựu LHS Rumani khoá 1972 gặp mặt kỷ niệm 50 năm từ khi đi du học
Cựu LHS Rumani khoá 1972 gặp mặt kỷ niệm 50 năm từ khi đi du học - ngày 23&24 /9/2022 tại Ao Vua, Làng VHDL Các dân tộc Việt Nam.
Đoàn công tác của trường Đại học Bách khoa Cluj-Napoca, Romania thăm và làm việc tại Việt Nam 2022
Đoàn công tác của trường Đại học Bách khoa Cluj-Napoca, Romania do GS. TS. Vasile Topa - hiệu trưởng nhà trường, đến thăm và làm việc tại Việt Nam từ 25.10.2022 đến 03.11.2022
Buổi gặp mặt Chi hội Hữu nghị Trường Đại học Tổng hợp Bucaret (UB) - 09.10.2022
Ngày 9-10-2022, Chi hội Hữu nghị cựu sinh viên Đại học Tổng hợp Bucaret tổ chức gặp mặt tại Hà Nội.
Buổi họp mặt và làm việc của Ban biên tập Website và Tập san 2022
Buổi họp mặt và làm việc của Ban biên tập Website và Tập san Hội Hữu nghị Việt Nam Rumani. Ngày 18/9/2022. Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội
Lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tham dự Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam năm 2022
Ngày 7/7, tại Cao Bằng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2022. Lãnh đạo Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani đã tham dự Hội nghị.
THÔNG TIN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐI RUMANI
Thị trường XKLD Rumani trong những năm gần đây bắt đầu sôi động. Lý do chính là người lao động có một môi trường làm việc của Châu Âu, mọi chế độ lương, phụ cấp rõ ràng và đảm bảo.
KINH TẾ – XÃ HỘI THÁNG NĂM VÀ 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 TIẾP TỤC KHỞI SẮC
Dịch Covid-19 về cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện.
NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII
Ngày 28 háng 11 năm 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội hữu nghị Việt Nam - Rumani được tổ chức tại Hà Nội.
BÁO CÁO CÔNG TÁC KIỂM TRA NHIỆM KỲ VI (2016 – 2021) HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI
Ban kiểm tra do Đại hội Hội hữu nghị Việt Nam – Rumani khóa VI bầu ra gồm 04 đồng chí. Trong quá trình hoạt động, Ban kiểm tra đã thực hiện công tác kiểm tra theo quy định. Nay xin báo cáo công tác kiểm tra nhiệm kỳ VI như sau:
BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC CỦA CHỦ TỊCH TỐNG VĂN NGA TẠI ĐẠI HỘI HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM-RUMANI LẦN THỨ VII NHIỆM KỲ 2021-2026
Đại hội nhiệm kỳ VII Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani của chúng ta được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Hội.
MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - RUMANI NHIỆM KỲ VI ( 2016-2021)
Thực hiện phương hướng nhiệm vụ của Đại hội nhiệm kỳ VI (2016-2021) đã đề ra,
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI VỚI BA SỰ KIỆN QUAN TRỌNG NĂM 2021
Cuối tháng 11 năm 2021, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani đã tổ chức họp mặt để tiến hành ba sự kiện quan trọng
ROMANIA VÀ VIỆT NAM, HỢP TÁC TOÀN DIỆN – TƯƠNG LAI VỮNG MẠNH
Hôm nay là ngày Quốc khánh Rumani lần thứ 103, BBT xin gửi tới ĐSQ Rumani lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
ĐAỊ HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
Ngày 28/11, tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam-Rumani tổ chức (trực tiếp và online) Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, gặp mặt Kỷ niệm 103 năm Quốc khánh Rumani (1/12/1918-1/12/2021) và Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hội (9/11/1991-9/11/2021).
THÔNG BÁO GIẤY MỜI DỰ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII (ONLINE)
Kính mời: Các vị trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Khóa VI, Đại biểu các Chi hội trực thuộc Hội Hữu nghị Việt Nam -Rumani
THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH GẶP GỠ TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN
Hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ phát triển tích cực hơn nữa, trong đó có hợp tác về tài chính công nghệ để giải quyết các vấn đề khí hậu…
THỦ TƯỚNG: "LẤY KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC LÀM ĐỘNG LỰC VƯƠN LÊN"
Chiều 29/9, tại trụ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đồng chủ trì Hội nghị giữa Thường trực Chính phủ và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương M
NHẤT ĐỊNH CHÚNG TA SẼ SỚM CHIẾN THẮNG ĐẠI DỊCH COVID-19*
Sáng 14/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19”. Cổng Thông tin điện
TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG RA LỜI KÊU GỌI PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19
Ngày 29/7, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng gửi tới bạn đọc toàn văn Lời kêu gọi của Tổng Bí thư
ROMANIA TẶNG VIỆT NAM 100.000 LIỀU VACCINE ASTRA ZENECA
Tổng thống Romania thông báo, trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, Chính phủ Romania đã quyết định tặng Việt Nam 100.000 liều vaccine AstraZeneca
CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP MẠNH, VỰC DẬY SỨC KHỎE NỀN KINH TẾ
Tập trung kiểm soát, đẩy lùi dịch Covid-19; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; giải ngân vốn đầu tư ngân sách Nhà nước đạt 95-100% kế hoạch.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP BAN THƯỜNG VỤ MỞ RỘNG
Ngày 01 tháng 07 năm 2021, Thường vụ BCH Hội HN Việt Nam – Rumani đã họp phiên mở rộng
THƯ CỦA ĐẠI SỨ RUMANI - CRISTINA ROMILA GỬI HỘI
Domnule Presedinte, Stimati prieteni si membri ai Asociatiei de prietenie Vietnam Romania,
BẢO ĐẢM MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH LÀNH MẠNH, BÌNH ĐẲNG CHO DONH NGHIỆP
Bộ Công Thương cần tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gian lận xuất xứ... bảo đảm môi trường sản xuất
KHÔI PHỤC, PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp trong 6 tháng cuối năm 2021;
“THÔNG” VỀ TƯ TƯỞNG SẼ GỠ ĐƯỢC NÚT THẮT HẠ TẦNG
Nút thắt về hạ tầng là một trong những vấn đề lớn nhất nổi lên tại cuộc làm việc ngày 13/5 của Thủ tướng Chính phủ với đầu tàu kinh tế TPHCM..
BÀI VIẾT CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
BBT xintrân trọng giới thiệu toàn văn bài viết quan trọng này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng:
ƯU TIÊN CAO NHẤT CHO NHIỆM VỤ QUAN TRỌNG NHẤT, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN, KHÔNG TRÔNG CHỜ, Ỷ LẠI
Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch COVID-19.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN 02/2021 CỦA CUỘC HỌP BAN THƯỜNG VỤ MỞ RỘNG
Ngày 19 tháng 4 năm 2021, Thường vụ BCH Hội HN Việt Nam – Rumani đã họp phiên mở rộng
ĐỒNG CHÍ PHẠM MINH CHÍNH GIỮ CHỨC VỤ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Chiều 5/4, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Thủ tướng Chính phủ.
"THANH NIÊN CÓ MẠNH THÌ DÂN TỘC MỚI MẠNH""
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhận định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia. Thanh niên có mạnh thì dân tộc mới mạnh.
CHÚNG TA NHẤT ĐỊNH SẼ CHIẾN THẮNG
Những liều vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên đã về đến Việt Nam là “vũ khí” mới để chống lại “giặc COVID-19”, giống như trong một trận đánh, một chiến dịch, chúng ta nhất định sẽ chiến thắng với sự chỉ huy thống nhất, cùng "cách đánh" linh hoạt, sáng tạo.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP BAN THƯỜNG VỤ MỞ RỘNG
Ngày 3 tháng 2 năm 2021, Thường vụ BCH Hội HN Việt Nam – Rumani đã họp phiên mở rộng online dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tống Văn Nga.
THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
Sau 8 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, dân chủ, với ý thức trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân, sáng 1/2/2021, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bế mạc và thành công tốt đẹp.
ĐẠI HỘI XIII HỌP PHIÊN TRÙ BỊ
Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đại biểu sẽ họp phiên trù bị tại hội trường lớn Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình.
NIỀM TIN MỚI, KHÍ THẾ MỚI, ĐỘNG LỰC MỚI
Cuối bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chia sẻ, “toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang kỳ vọng, đòi hỏi và trông chờ ở chúng ta, ở các đồng chí”.
ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 2020: BẢN LĨNH VÀ TÂM THẾ MỚI (Toàn văn bài viết của UV BCT, Phó TTg Phạm Bình Minh)
Năm 2020 vừa qua đi với nhiều biến động to lớn, chưa từng có, với hệ lụy và tác động đa chiều, đa lĩnh vực, ở tầm toàn cầu
TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỒNG CHÍ TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN CUỐI NĂM CỦA CHÍNH PHỦ
Hôm nay, tôi rất vui mừng, lần thứ tư liên tiếp trong nhiệm kỳ khoá XII, được cùng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo các cơ quan Trung ương tham dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương
NHỮNG QUYẾT ĐỊNH MẠNH MẼ, SÁNG SUỐT VÀ SỰ NHẤT QUÁN CỦA CHÍNH PHỦ
Ý kiến của nhiều chuyên gia nhận định năm 2020 rất khác biệt với 4 năm trước của nhiệm kỳ,
PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG KHAI MẠC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 14
Ban Biên tập trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 14
LÃNH ĐẠO ĐẢNG, NHÀ NƯỚC GỬI ĐIỆN CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH RUMANI
Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 102 Quốc khánh Rumani (1/12/1918-1/12/2020), ngày 1/12/2020,
70 NĂM QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - RUMANI: ĐỀ RA NHIỀU MỤC TIÊU CỤ THỂ CHO TƯƠNG LAI
Sáng ngày 29/11, tại Hà Nội đã diễn ra buổi Gặp mặt kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Rumani và 102 năm quốc khánh Rumani.
THÔNG BÁO GẶP MẶT NĂM 2020
Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani trân trọng kính mời
VIỆT NAM LUÔN COI LHQ LÀ MỘT TRONG NHỮNG ƯU TIÊN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
“Việt Nam luôn coi LHQ là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, là đối tác quan trọng hàng đầu”
NĂM 2020 LÀ NĂM THÀNH CÔNG CỦA NƯỚC TA VỚI NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẶC BIỆT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Năm 2020 cũng là năm thành công của nước ta với những kết quả, thành tích đặc biệt hơn so với các năm trước.
HỘI THẢO “70 NĂM QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - RUMANI, VIỄN CẢNH MỚI”
Ngày 06/10/2020, tại Thủ đô Bucharest, Đại sứ quán Việt Nam tại Rumania đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Đông Dương tổ chức hội thảo với chủ đề “ 70 năm Quan hệ Ngoại giao Việt Nam - Romania, viễn cảnh mới”.
ĐỀ XUẤT CẢI TẠO SÔNG TÔ LỊCH THÀNH "CÔNG VIÊN LỊCH SỬ - VĂN HÓA - TÂM LINH"
Một công ty môi trường vừa gửi tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội đề xuất cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
THÔNG BÁO SỐ 5/2020 VỀ KẾT LUẬN CỦA HỘI NGHỊ BAN THƯỜNG VỤ MỞ RỘNG
Ngày 9 tháng 9 năm 2020, Thường vụ BCH Hội HN Việt Nam – Rumani đã họp phiên mở rộng tại phòng họp 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Tống Văn Nga.
"DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MÃI LÀ NGỌN CỜ QUY TỤ SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC"'
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói, di chúc của Bác Hồ đã, đang và sẽ tiếp thêm sức mạnh, nguồn năng lượng to lớn cho Đảng, dân tộc và nhân dân.
TỔNG BÍ THƯ cHỦ TỊCH NƯỚC DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
CHÍNH PHỦ SỐ LÀ CON ĐƯỜNG ĐƯA VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG, THỊNH VƯỢNG
Theo Thủ tướng, phát triển Chính phủ số là xu thế tất yếu, đẩy lùi nạn tham nhũng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, là con đường phát triển Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
300 BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG VÀO LĂNG VIẾNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Nhân kỷ niệm 73 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020), sáng ngày 24/7, Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung cùng đoàn đại biểu Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cùng dự lễ viếng có các Thứ
THỦ TƯỚNG YÊU CẦU CHỐNG BỆNH THÀNH TÍCH TRONG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Sáng nay (15/7), tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng TƯ đã họp về kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2020 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
THỦ TƯỚNG GỬI THƯ CHÚC MỪNG NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có thư gửi tới các đại biểu tham dự Hội nghị gặp mặt, tuyên dương người làm báo tiêu biểu nói riêng và toàn thể cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, những ngườ
THƯ CẢM ƠN CỦA ĐẠI SỨ RUMANI TẠI HÀ NỘI
Thay mặt Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sự đóng góp quý báu và hào phóng của quý Hội hữu nghị Việt Nam-Rumani,
THÔNG BÁO V/V KẾT THÚC THÁNG VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP ỦNG HỘ RUMANI CHỐNG DỊCH COVID - 19 KẾT THÚC THÁNG VẬN ĐỘNG QUYÊN GÓP ỦNG HỘ RUMANI CHỐNG DỊCH COVID - 19
Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani (Hội) tại Thông báo số 01, ngày 23/3/2020 và Thông báo số 2 ngày 11/4/2020 về việc quyên góp ủng hộ
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - RUMANI TRAO 100 TRIỆU ĐỒNG CHO MTTQ VIỆT NAM ỦNG HỘ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Sáng ngày 16/4, tại Hà Nội, đại diện Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani đã trao 100 triệu đồng cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ Việt Nam) để ủng hộ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
CHUNG TAY HỖ TRỢ NHÂN DÂN RUMANI CHỐNG DỊCH COVID-19
Với tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Rumani,
THÔNG BÁO KẾT QUẢ QUYÊN GÓP ỦNG HỘ RUMANI CHỐNG DỊCH COVID - 19
Kính gửi: Các UVBCH, Các Chi hội và toàn thể hội viên của Hội HN Việt nam – Rumani.
THÔNG BÁO QUAN TRỌNG CỦA BAN THƯỜNG VỤ HỘI
Ngày 22 tháng 3 năm 2020, ông Mihai Condrescu- Chủ tịch Hội Hữu nghị Bông Sen
VIỆT NAM "TĂNG TỐC ĐỘ" ỨNG PHÓ VỚI COVID - 19
Việt Nam phải "tăng cường tốc độ ứng phó" do tình hình Covid-19 trên thế giới đang xấu đi rất nhanh so với dự tính của nhiều chuyên gia.
THỦ TƯỚNG: VIỆT NAM SẼ CHẶN ĐỨNG DỊCH BỆNH
Cho rằng cuộc chiến chống dịch COVID-19 bắt đầu sang một giai đoạn mới, Thủ tướng nêu rõ
QUYẾT LIỆT PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH, KIÊN ĐỊNH MỤC TIÊU ỔN ĐỊNH KINH TẾ
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2020 trong đó nêu rõ:
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI - XUÂN CANH TÝ 2020
Kính gửi các đối tác và toàn thể Lãnh đạo, các Chi hội, hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam- Rumani!
MỘT SỐ KẾT CÔNG TÁC NĂM 2019 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2020 CỦA BCH HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI (tóm tắt)
Theo phương hướng công tác đã đề ra, trong năm 2019, Hội hữu nghị Việt Nam-Rumani đã làm được một số việc chủ yếu như sau
TOÀN VĂN BÀI PHÁT BIỂU ĐÁP TỪ CỦA ĐẠI SỨ RUMANI - EMIL GHITULESCU
Vào ngày 1 tháng 12 năm 1918, tại thành phố cổ Alba Iulia, Quốc hội Rumani tuyên bố thống nhất toàn bộ lãnh thổ Rumani, bao gồm cả hai khu vực Transylvania và Banat. Và năm nay 2019, Rumani sẽ kỉ niệm 101 năm thống nhất đất nước
DIỄN VĂN CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH RUMANI CỦA CHỦ TỊCH HỘI
Hôm nay, chúng ta tập trung tại đây để kỷ niệm lần thứ 101 Quốc khánh của đất nước và nhân dân Rumani anh em.
GẶP MẶT KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH RUMANI LẦN THỨ 101 VÀ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2019 CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - RUMANI
Sáng ngày 30/11/2019, tại Trung tâm Văn hoá, Thể thao quận Thanh Xuân, Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani đã tổ chức buổi gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 101 năm Quốc khánh Rumani và Tổng kết công tác năm 2019, định hướng hoạt động của Hội năm 2020.
THÔNG BÁO GẶP MẶT NĂM 2019
Trung ương Hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani trân trọng kính mời
TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - ROMANIA
1. Nhận lời mời của Thủ tướng Romania (Ru-ma-ni) Viorica Dăncilă (Vi-ô-ri-ca Đan-xi-la), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Romania từ ngày 14 đến 16-4-2019.
KHÔNG BAO GIỜ NHÂN NHƯỢNG NHỮNG GÌ THUỘC VỀ ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN, TOÀN VẸN LÃNH THỔ
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh nội dung này khi trình bày Báo cáo tình hình KT-XH năm 2019 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng 21/10.
VIỆT NAM VÀ CAMPUCHIA KÝ HAI VĂN KIỆN QUAN TRỌNG VỀ CẮM MỐC BIÊN GIỚI
Ngày 05/10/2019, tại Hà Nội, Hội nghị tổng kết công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2006-2019 và Lễ ký hai văn kiện
THỦ TƯỚNG: HÀ NỘI CẦN XÂY DỰNG MỘT NỀN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày 21/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và chương trình số 02 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựn
TỔNG BÍ THƯ NHẤN MẠNH 6 GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, nhấn mạnh 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP BTV MỞ RỘNG
Ngày 07 tháng 8 năm 2019, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani đã tiến hành cuộc họp mở rộng (gồm các UVTV và Chủ tịch các Chi hội) tại Trụ sở Liên hiệp
CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC: ĐỀ CAO TÍNH THỊ TRƯỜNG
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành cơ cấu lại và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước.
HIỆP ĐỊNH IPA VIỆT NAM - EU CAM KẾT NHỮNG GÌ?
Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - IPA được ký ngày 30/6, thay thế 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với 22/28 nước thành viên EU.
THANH TOÁN KHÔNG TIỀN MẶT GÓP PHẦN PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM KINH TẾ
Đó là nhận định của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại hội thảo "Xã hội không tiền mặt: Chính sách và thực tiễn tại Việt Nam" do Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin - Truyền thông và Báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 11/6 tại Tp.HCM.
THÔNG BÁO CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN + LÀM VIỆC TẠI RUMANI (Dự kiến)
Qua kết quả các chuyến công tác của một số hội viên; Tham vấn một số tổ chức,doanh nghiệp của người Việt Nam tại Rumani và từ các nguồn khác, hội hữu nghị Việt Nam – Rumani nh.ận thấy rằng Rumani đang là một thị trường có nhiều tiềm năng, lợi thế
VIỆC LÀM NHỎ, Ý NGHĨA LỚN (Phần 2)
Điều mong ước của các cựu sinh viên ĐH Bách khoa Cluj-Napoca Thiên thời địa lợi nhân hòa để các hoạt động hợp tác giữa các trường ĐH của Việt Nam với các trường ĐH của Rumani được thuận lợi đã thành hiện thực.
VIỆT NAM CẦN LÀM GÌ ĐỂ CÓ NHỮNG "GÃ KHỔNG LỒ" CÔNG NGHỆ
Ngày 9/5 sẽ diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển DN công nghệ Việt Nam. Đây là khởi đầu quan trọng, tạo động lực thúc đẩy hệ sinh thái các doanh nghiệp công nghệ Việt, với tham vọng đưa Việt Nam trở thành cường quốc về công nghệ.
TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - ROMANIA
Trong chuyến thăm chính thức Romania của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên bố chung. BBT xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Romania.
THỦ TƯỚNG HỘI KIẾN TỔNG THỐNG, CHỦ TỊCH THƯỢNG VIỆN ROMANIA
Chiều 15/4 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội kiến Tổng thống Romania Klaus Iohannis và Chủ tịch Thượng viện Călin Popescu Tăriceanu.
THỦ TƯỚNG LÀM VIỆC VỚI TỈNH GIẦU TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA ROMANIA
Chiều ngày 14/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đã tới thăm và làm việc tại tỉnh Prahova, một trong những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế nhất của Romania.
THỦ TƯỚNG ĐẾN BUCHAREST, BẮT ĐẦU CHUYẾN THĂM CHÍNH THỨC ROMANIA
Khoảng 6h ngày 14-4 theo giờ địa phương (tức 10h theo giờ Việt Nam), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Henri Coanda, thủ đô Bucharest của Romania, bắt đầu chuyến thăm chính thức quốc gia nằm
THÔNG BÁO SỐ 01/2019/HVR CỦA BAN THƯỜNG VỤ HỘI
Ngày 09 tháng 04 năm 2019, Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani đã tiến hành cuộc họp mở rộng.
“SÁNG TẠO LÀ SỐNG CÒN VỚI DOANH NGHIỆP, CẦN HÀNH ĐỘNG NGAY”
Trong cuộc cách mạng 4.0, sáng tạo là yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, là yêu cầu cấp thiết, cần hành động ngay...
" VIỆT NAM CẦN CHÍNH SÁCH THOÁNG HƠN VỀ THƯƠNG MẠI SỐ”
Nếu kỹ thuật số cũng được coi là một lĩnh vực, nó sẽ là ngành xuất khẩu lớn thứ 8 trong nền kinh tế Việt Nam, trị giá tới 97 nghìn tỷ đồng...
BÁO CÁO BỘ CHÍNH TRỊ NỘI DUNG TRỌNG TÂM CỦA CHIẾN LƯỚC 10 NĂM
Từ 10 phương án được xây dựng ban đầu về chiến lược 10 năm, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chuẩn bị cho Đại hội Đảng XIII thống nhất rút xuống còn 5 phương án. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lựa chọn các phương án tốt nhất trình Bộ Chính trị…
TỔNG BÍ THƯ: "ĐẤT NƯỚC CHƯA BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC CƠ ĐỒ NHƯ NGÀY NAY"
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhận định, mặc dù còn nhiều khó khăn song thế và lực của Việt Nam đã được tăng cường.
ẤN TƯỢNG KINH TẾ VIỆT NAM 2018
Năm 2018 khép lại với những con số rất ấn tượng, khẳng định 2018 là một năm thành công của kinh tế Việt Nam.
DIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2019: HIỆU TRIỆU SỨC MẠNH TỔNG HỢP ĐỂ BỨT PHÁ
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ ba dự kiến thu hút khoảng 2.000 đại biểu tham gia các phiên hội thảo chuyên đề và đối thoại chính sách...
CHRISMAS DAY - LỊCH SỬ LỄ GIÁNG SINH
Chữ Giáng Sinh có nguồn gốc từ tiếng La tinh - chữ Natalis - nghĩa là ngày sinh ra đời.
TĂNG LƯƠNG CƠ SỞ VÀ LƯƠNG HƯU TỪ 1/7/2019
Với đa số tán thành, chiều 9/11 Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2019...
KẾT QUẢ CHUYẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC CỦA ĐOÀN 4 HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM RUMANI NĂM 2018 (Trích báo cáo)
Thực hiện Kế hoạch hoạt động đối ngoại năm 2018 của Hội, Đoàn đại biểu (28 người) của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani do ông Hoàng Trung Du, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani làm Trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Rumani từ ngày 12 - 26/8/2018..
KẾT QUẢ CÔNG TÁC NĂM 2018 VÀ HƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2019 CỦA BCH HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI (tóm tắt)
Theo phương hướng công tác đã đề ra, trong năm 2018, Hội hữu nghị Việt Nam-Rumani đã làm được một số việc chủ yếu như sau:
TÔI NGUYỆN LÀM HẾT SỨC MÌNH ĐƯA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC TRUYỀN THỐNG GIỮA RUMANI VÀ VIỆT NAM LÊN TẦM CAO MỚI
2018 là một năm có ý nghĩa quan trọng với Rumani và nền ngoại giao Rumani: kỷ niệm lần thứ 100 Quốc khánh Rumani,
MÃI XỨNG ĐÁNG LÀ CẦU NỐI VỮNG CHẮC GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ MỌI MẶT GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ RUMANI
Nhân dịp quốc khánh lần thứ 100 nước Rumani (1.12.1918 - 1.12.2018) cho phép tôi thay mặt toàn thể hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani
GIẤY MỜI GẶP MẶT TỔNG KẾT VÀ KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 100 CỦA RUMANI
Kính mời: Toàn thể Lãnh đạo và hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani
THÔNG BÁO SỐ 3 CỦA BAN THƯỜNG VỤ
Kết luận của cuộc họp BTV Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani
ROMANIA MONG MUỐN THÚC ĐẨY HỢP TÁC KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VỚI VIỆT NAM
Chiều 23/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania Stefan Radu Oprea.
HỘI THẢO “RUMANI – SỰ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC”
Nhân dịp Bộ trưởng Công thương Rumani sang thăm và làm việc tại Viêt Nam từ 21 đến 24 tháng 10 năm 2018
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ VIỆT - NHẬT TOÀN DIỆN VÀ THỰC CHẤT HƠN
Ngày 8/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhân chuyến thăm quốc gia này và tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10.
LỄ TRUY ĐIỆU NGUYÊN TỔNG BÍ THƯ ĐCS VIỆT NAM ĐỖ MƯỜI
Xin trân trọng giới thiệu toàn văn lời điếu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ truy điệu đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
THÔNG BÁO GẶP MẶT NĂM 2018 CỦA CÁC CSV DU HỌC RUMANI LIÊN KHÓA 1965 - 1966
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Hội Hữu Nghị Việt Nam -Rumani ngày 12/7/2018,
LỜI ĐIẾU TIỄN ĐƯA CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ NƠI AN NGHỈ CUỐI CÙNG
Sáng 27/9, tại lễ truy điệu đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang đã đọc Lời điếu, tiễn đưa Chủ tịch nước Trần Đại Quang về nơi an nghỉ cuối cùng.
THỦ TƯỚNG: "ĐƯA VIỆT NAM THÀNH CƯỜNG QUỐC VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN"
"Chúng ta cần tiến tới một nền kinh tế số, xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số"...
KHƠI DẬY TIỀM NĂNG ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VÀ NGƯỜI DÂN
Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hội nghị WEF ASEAN 2018 - Chung tay xây dựng Cộng đồng ASEAN trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
QUYỀN LỰC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN CỦA NHÂN DÂN
Thời gian và cơ hội không chờ đợi ai. Có được niềm tin của nhân dân thì không một trở lực nào có thể ngăn cản chúng ta xây dựng thành công đất nước.
LỄ KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY GẶP LẠI CỰU SINH VIÊN VIỆT NAM DU HỌC TẠI RUMANI
Ngày 10/8/2018, tại Hà Nội, các cựu sinh viên Việt Nam du học tại Rumani Khóa 1973 – 1978/1979 đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 45 năm ngày gặp lại.
GIỚÍ THIỆU CƠ HỘI HỢP TÁC KINH TẾ VỚI VIỆT NAM
Ngày 23-24/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp tỉnh Prahova tổ chức Diễn đàn “Cơ hội hợp tác kinh tế với Việt Nam” tiềm năng phát triển hợp tác trong lĩnh vực du lịch, lao động với các doanh nghiệp Việt Nam.
RÚT NGẮN KHOẢNG CÁCH ĐỊA LÝ, ĐƯA HỢP TÁC VIỆT NAM – ROMANIA LÊN TẦM CAO MỚI
Chuyến thăm Romania của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh có ý nghĩa quan trọng, đưa quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống 2 nước đi vào chiều sâu.
THỦ TƯỚNG: CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ CƠ HỘI ĐỂ THỰC HIỆN KHÁT VỌNG PHỒN VINH
Đề cập đến vấn đề mà chuyên gia, diễn giả nêu ra là liệu Việt Nam có thể nằm ngoài cuộc chơi của cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dứt khoát khẳng định "công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là một phần tron
THÔNG BÁO SỐ 2-2018 VỀ KẾT LUẬN CUỘC HỌP CỦA BAN THƯỜNG VỤ HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM -RUMANI
Ngày 12 tháng 07 năm 2018, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani đã tiến hành cuộc họp thường kỳ tại phòng họp 105A, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
LÝ NHÃ KỲ LÀM LÃNH SỰ DANH DỰ ROMANIA TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Tối 26/6, tại TP Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Romania tại Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Lãnh sự Danh dự Romania tại TP Hồ Chí Minh, nhiệm kỳ 4 năm cho bà Trần Thị Thanh Nhàn (tên thường gọi là Lý Nhã Kỳ).
TÁO HỒNG NGÀY XƯA...
Hè về hái táo trên đồi Sau một năm học được ngồi bên nhau
HỌP MẶT ĐOÀN ĐI RUMANI MÙA HÈ 2018 (ĐOÀN 4)
Đến hết ngày 31/5/2018, đã có 27 thành viên đăng ký tham gia đi Rumani hè 2018, Hội HN Việt Nam-Rumani đã cử ông Hoàng Trung Du, Phó Chủ tịch BCH cùng đi chuyến này làm Trưởng Đoàn.
VIỆT NAM TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỚI HÀNG LOẠT QUỐC GIA PHÁT TRIỂN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có các cuộc tiếp xúc song phương với hầu hết lãnh đạo các nước G7, các nước và tổ chức quốc tế tham dự hội nghị...
TỔ QUỐC
Nơi sâu thẳm của cõi lòng ưu ái Có một bài thơ viết tự lúc chào đời
TIẾNG CÒI TÀU
Chúng tôi không gọi tuổi hoàng hôn Chỉ muốn cây đời thắm tươi hơn
LAO ĐỘNG VIỆT NAM CHẬM DỊCH CHUYỂN VÀO AEC
Ngoài những rào cản kỹ thuật thì chất lượng cũng như vị thế của lao động Việt Nam vẫn khiêm tốn trên bản đồ lao động quốc tế...
MÊ CÔNG: DÒNG SÔNG HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN
Nhân dịp Hội nghị cấp cao hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ sáu (GMS-6) và Hội nghị cấp cao hợp tác khu vực Tam giác phát triển Cam-pu-chia-Lào-Việt Nam lần thứ 10
VIỆT NAM HỌC CÁCH CHỮA UNG THƯ HIỆN ĐẠI CỦA NGƯỜI NHẬT
Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam đào tạo bác sĩ, đặc biệt các kĩ thuật hiện đại, tiên tiến nhất trong dự phòng, điều trị ung thư hiện nay.
THÔNG BÁO SỐ 01/2018 CỦA THƯỜNG VỤ BAN CHẤP HÀNH TRƯƠNG HỘI HN VIỆT NAM - RUMANI
Ngày 05 tháng 04 năm 2018, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani đã tiến hành cuộc họp thường kỳ tại phòng họp 125D, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - CUBA
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Cộng hòa Cuba từ ngày 28-30/3 theo lời mời của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba,
NGUYÊN THỦ TƯỚNG PHAN VĂN KHẢI TỪ TRẦN
Trong gần hai nhiệm kỳ Thủ tướng của ông, những luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng...
BÀI VIẾT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ VĨ MÔ
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững
XÂY DỰNG HÀ NỘI THÀNH SMART CITY VÀO NĂM 2030
Hà Nội đã có những bước tiến bộ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đây là tiền đề cơ bản để tiến tới xây dựng thành phố thông minh...
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI-XUÂN MẬU TUẤT 2018
Kính gửi các đối tác và toàn thể Lãnh đạo, các Chi hội, hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam- Rumani!
CHÍNH PHỦ CHỈ ĐẠO GIẢM, SÁP NHẬP HÀNG LOẠT CƠ QUAN
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.
CHÍNH THỨC LẬP "SIÊU" ỦY BAN QUẢN TRÊN 5 TRIỆU TỶ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
CƠ HỘI LỚN CHO DOANH NGHIỆP VIỆT ĐẦU TƯ VÀO THỊ TRƯỜNG ROMANIA
Năm 2018, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU dự kiến chính thức có hiệu lực. Điều này mở ra một cơ hội lớn trong hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam với các thành viên của Liên minh Châu Âu, trong đó có Romania.
THỦ TƯỚNG LÀM "TƯ LỆNH" XÂY DỰNG CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
TỔNG BÍ THƯ: KHÔNG ĐỂ LỢI ÍCH NÀO CÁM DỖ
Chúng ta phải chống cho được tệ bè phái, cục bộ, cá nhân chủ nghĩa trong công tác cán bộ, không để bị lợi ích nào cám dỗ..., Tổng bí thư nhấn mạnh.
TỔNG BÍ THƯ: CHỐNG THAM NHŨNG ĐƯỢC ĐẨY MẠNH HƠN BAO GIỜ HẾT
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực được Đảng, Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị
NGAY LÚC NÀY, ĐẢNG PHẢI KIÊN QUYẾT HÀNH ĐỘNG
Lịch sử không chỉ là những cái đã qua mà còn là người thầy dạy cho chúng ta hiểu hiện tại và giúp chúng ta dự báo cả tương lai.
NĂM CỦA NHỮNG KỶ LỤC KINH TẾ
Với hàng loạt kỷ lục, kinh tế VN 2017 đã viết nên kỳ tích cho một năm đột phá ấn tượng.
ĐỔI MỚI DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2080/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025.
TỔNG BÍ THƯ: 'TRÁNH NHẠT ĐẢNG, KHÔ ĐOÀN, XA RỜI CHÍNH TRỊ'
Ngày 11/12, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 11 nhiệm kỳ 2017-2022 đã khai mạc tại Hà Nội.
NHẬT BẢN MUỐN CÙNG TP HCM PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG CHẤT LƯỢNG CAO
Sau tuyến Metro số 1, Nhật Bản bày tỏ mong muốn tiếp tục cùng TP HCM phát triển các dự án hạ tầng chất lượng cao khác.
GẶP MẶT KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY ĐI RUMANI CỦA KHÓA 1967-1973
Ngày 15/10/2017, các Cựu lưu học sinh Khóa 1967 đã tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày lên đường sang du học ở Rumani
VỚI TRỌNG TRÁCH CAO CẢ ĐƯỢC GIAO PHÓ TÔI NGUYỆN LÀM HẾT SỨC MÌNH ĐƯA QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC TRUYỀN THỐNG GIỮA RUMANI VÀ VIỆT NAM LÊN TẦM CAO MỚI
2017 là một năm có ý nghĩa quan trọng với Rumani và nền ngoại giao Rumani: kỷ niệm lần thứ 99 Quốc khánh Rumani, 155 năm ngày thành lập Bộ Ngoại giao Rumani và10 năm Rumani là thành viên của EU.
LỜI CẢM ƠN CỦA BAN TỔ CHỨC BUỔI GẶP MẶT NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH RUMANI LẦN THỨ 99
Ban tổ chức buổi gặp mặt nhân dịp Quốc khánh
MÃI XỨNG ĐÁNG LÀ CẦU NỐI VỮNG CHẮC GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ MỌI MẶT GIỮA HAI NƯỚC VIỆT NAM VÀ RUMANI
BBT xin trân trọng trích giới thiệu Bài viết của ông Tống Văn Nga, đăng trong Đặc san Hữu nghị số ra Tháng 11/2017 nhân dịp Quốc khánh Rumani lần thứ 99 (1/12/1918- 1/12/2017):
GẶP MẶT NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH RUMANI LẦN THỨ 99 (1/12/1918-1/12/2017).
Sáng ngày 25/11/2017 Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani đã tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 99 (1918-2017) của Rumani và Tổng kết công tác năm 2017 của Hội.
SẼ ĐẦU TƯ 3 KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC CHẤT LƯỢNG CAO
Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp.HCM và Đại học Đà Nẵng sẽ thành ba đô thị đại học chất lượng cao của cả nước...
THÔNG BÁO GẶP MẶT NĂM 2017
Kính gửi: Toàn thể Lãnh đạo và Hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani.
HỘI NGHỊ CẤP CAO APEC 25 BẾ MẠC, THÔNG QUA TUYÊN BỐ ĐÀ NẴNG
Chiều 11/11, tại Đà Nẵng, dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25,
KHAI MẠC TUẦN LỄ CẤP CAO APEC Ở ĐÀ NẴNG
Tuần lễ Cấp cao APEC bắt đầu từ ngày 6/11, với sự tham gia của lãnh đạo 21 nền kinh tế và đại diện các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.
GẶP MẶT KỶ NIỆM 50 NĂM KHOÁ 1967-1973
Mùa thu năm 1967, đoàn lưu học sinh Việt Nam lên đường sang Rumani trong lúc qu ê hương đang trải qua những ngày chiến tranh khốc liệt ở cả hai miền Nam-Bắc.
KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY ĐOÀN CỰU LƯU HỌC SINH ĐẾN RUMANI HỌC TẬP (1972-2017)
Trong 2 ngày 28 và 29 tháng 10 năm 2017, Đoàn cựu Lưu học sinh khóa 1972 đã tổ chức kỷ niệm Gặp mặt kỷ niệm 45 năm ngày lên đường sang du học ở Rumani (1972-2017)
CỰU SINH VIÊN TỔNG HỢP AL. I. CUZA, IASI – ROMANIA TỔ CHỨC DU LỊCH KỶ NIỆM 45 NĂM TỐT NGHIỆP (1972-2017)
Năm 1972, cách đây đúng 45 năm, Khóa 1 và khóa 2 của Lưu Học Sinh Việt nam thuộc Trường Tổng hợp Alexandru Ioan Cuza thành phố Iasi – Romania cùng tốt nghiệp (do có sự thay đổi về chương trình và thời gian đào tạo của nhà trường).
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP GIỮA BTV HỘI VỚI ĐẠI SỨ RUMANI
Ngày 16 tháng 10 năm 2017, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Cuộc họp Ban Thường vụ với Đại sứ Rumani Valeriu Arteni đã được tiến hành tại Phòng họp Nhà Hữu nghị, 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM
Ngày 12/10 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo-Triển lãm "Công nghiệp ô tô và cơ hội phát triển mạng lưới sản xuất tại Việt Nam".
XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP NHẰM CHẤN HƯNG NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Hôm nay 2/10/2017, đánh dấu bước quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển công tác Khuyến học tại Việt Nam với 21 năm thành lập Hội Khuyến học Việt Nam và Ngày Khuyến học Việt Nam.
THÔNG BÁO Kết luận của cuộc họp BTV mở rộng Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani
Ngày 25 tháng 09 năm 2017, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Cuộc họp Ban Thường vụ mở rộng thường kỳ đã được tiến hành tại Hà Nội.
VIỆT NAM SẼ CÓ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ĐỘNG CƠ MÁY BAY ĐẦU TIÊN
Hanwha Aero Engines là dự án đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến công nghiệp động cơ hàng không...
THỦ TƯỚNG: QUYẾT TÂM XÂY DỰNG ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC TẦM CỠ QUỐC TẾ
Làm việc với ĐHQG Hà Nội sáng 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý nhiều kiến nghị nhằm xây dựng cơ sở này trở nên có "tầm cỡ khu vực và quốc tế".
CHÍNH THỨC THÔNG XE CẦU VƯỢT BIỂN DÀI NHẤT VIỆT NAM
Sau gần 3 năm thi công, cầu vượt biển dài nhất Việt Nam chính thức thông xe...
KHỞI CÔNG TỔ HỢP SẢN XUẤT Ô TÔ VINFAST, HẢI PHÒNG
Ngày 2-9,Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, TP Hải Phòng và Tập đoàn Vingroup đã nhấn nút khởi công tổ hợp sản xuất ô-tô VINFAST tại đảo Cát Hải, huyện Cát Hải (TP Hải Phòng).
VIỆT NAM SẼ CÓ KHU HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT?
Sự kết hợp giữa mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc và mô hình đặc khu hành chính, đặc khu kinh tế ở Hàn Quốc?...
GẶP MẶT THƯỜNG NIÊN 2017 CỦA HỘI CỰU SINH VIÊN TP CLUJ – NAPOCA
Ngày 13/8/2017, tại Nhà hàng Gió mới, Công viên Thống Nhất, Hà Nội , Hội CSV TP Cluj-Napoca đã tổ chức cuộc gặp mặt truyền thống, thường niên năm 2017.
NĂM 2020, VIỆT NAM SẼ ĐẠT KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 215 TỶ USD
Đến năm 2020, Việt Nam chấm dứt nhập siêu và bắt đầu có thặng dư từ 2021...
ASEAN ĐÃ PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO SAU 50 NĂM?
Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới...
DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NỬA CUỐI 2017
Dự báo đáng chú ý về kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm 2017 từ Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia...
XUNG LỰC MỚI THÚC ĐẨY HỢP TÁC TOÀN DIỆN VIỆT NAM VÀ LB NGA
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức LB Nga, sáng 29/6, tại Điện Kremlin, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp hẹp và hội đàm với Tổng thống V. Putin.
DIỄN ĐÀN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2017
Ngày 22/6, tại Hà Nội, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Diễn đàn “Phát triển doanh nghiệp Việt Nam 2017”.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP THƯỜNG VỤ BCH HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - RUMANI
Ngày 06 tháng 06 năm 2017, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Cuộc họp Ban Thường vụ mở rộng thường kỳ đã được tiến hành tại Hà Nội.
TUYÊN BỐ CHUNG VỀ VIỆC LÀM SÂU SẮC HƠN QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỚC SÂU RỘNG VIỆT NAM- NHẬT BẢN
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên bố chung về việc làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.
TUYÊN BỐ CHUNG VỀ TĂNG CƯỜNG ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
Hôm nay, 31/5, giờ Washington (ngày 1/6, giờ Hà Nội), nhân dịp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên bố chung về tăng cường Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ..
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TRỞ LẠI THĂM RUMANI HÈ 2017
Hiện nay các Cựu Lưu học sinh Thành phố Iasi đang thành lập Đoàn gồm 08 thành viên trở lại thăm trường cũ ở Iasi và Rumani vào khoảng thời gian từ 05/08/2017 đến 15/08/2017.
XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc.
DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, BAN KIỂM TRA, BAN THƯ KÝ KHÓA VI (NHIỆM KỲ 2017-2022)
Căn cứ kết quả Bầu cử tại Đại hội Đại biểu toàn quốc của Hội Hữu nghị Việt Nam- Rumaningày 22 tháng 4 năm 2017 và Kỳ họp thứ nhất của BCH Khóa VI (Nhiệm kỳ 2017-2022).
THÔNG BÁO TUYỂN SINH ĐI HỌC TẠI RUMANI NĂM 2017
Căn cứ thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Ru-ma-ni và Chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia Ru-ma-ni giai đoạn 2016 - 2020,
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – RUMANI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
Ngày 22 háng 04 năm 2017, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani được tổ chức tại Hội trường Nhà Hữu nghị 105A Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: CƠ HỘI CHƯA TỪNG THẤY, NHƯNG...
Thế nào là cách mạng công nghiệp 4.0? Nội dung và xu thế phát triển của cuộc cách mạng này là gì?...
THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI
BBT Website xin thông báo toàn văn Nghị quyết về việc tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani.
GIỚI THIỆU TIỀM NĂNG VIỆT NAM Ở ROMANIA
Ngày 23/3, tại thủ đô Bucharest, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã phối hợp với Lãnh đạo Trung tâm Titulescu tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tiềm năng, phát triển kinh tế của Việt Nam, quảng bá văn hóa, du lịch của Việt Nam.
ĐO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Các bộ, ngành, địa phương định kỳ hàng năm triển khai đo lường sự hài lòng của người dân để phát hiện kịp thời những tồn tại trong chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, từ đó xác định các giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng phục vụ.
THÔNG BÁO SỐ 2 VỀ VIỆC XEM BIỂU DIỄN CA MÚA NHẠC DÂN TỘC RUMANI
Theo thông tin từ ĐSQ Rumani tại Hà Nội ngày 14/3/2017,
PHỤ NỮ NGÀY CÀNG KHẲNG ĐỊNH ĐƯỢC VAI TRÒ CỦA MÌNH TRONG XÃ HỘI
Phụ nữ cả nước luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
THÔNG BÁO VỀ DU LỊCH 2017
Hiện nay, các Chi hội CSV Tổng hợp và BK Iasi đang chuẩn bị tổ chức cho 1 đoàn khoảng 15 người đi du lịch 4 nước EU
THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐOÀN NGHỆ THUẬT CA MÚA NHẠC DOINA OLTULUI RUMANI SANG THĂM VÀ BIỂU DIỄN TẠI VIỆT NAM
Theo thông tin từ Bộ VHTTDL (Quyết định số 389/QĐ-BVHTTDL ngày 15/2 về việc đón đoàn nghệ thuật Ru-ma-ni).
“BẮC NINH PHẢI THÀNH THỦ PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA THẾ GIỚI”
Cùng với việc lập đề án xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022, Bắc Ninh phải phấn đấu và phát triển hơn nữa để trở thành thủ phủ sản xuất đồ điện tử công nghệ cao của châu Á và thế giới.
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM CẤP THỊ THỰC ĐIỆN TỬ
Tổng cục Du lịch vừa có công văn gửi các Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc về việc hướng dẫn triển khai thí điểm cấp thị thực điện tử.
GẶP MẶT, TIẾP ĐÓN VÀ LÀM VIỆC VỚI CHỦ TỊCH HỘI HỮU NGHỊ TƯƠNG HỖ RU- VIỆT
Chiều ngày 7/2/2017 (tức ngày 11 tháng Giêng Đinh Dậu), Đại diện Ban Thường vụ Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani đã tiếp đón và làm việc với Tiến sĩ Ion Dragnea, Chủ tịch Hội Hữu nghị Tương hỗ Ru- Việt cùng các thành viên của Đoàn đang có chuyến thăm và làm vi
TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC VIỆT NAM - ROMANIA
Năm 2016 vừa qua đánh dấu 66 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Romania (3/2/1950 – 3/2/2016).
SẼ MỞ CƠ CHẾ RẮN QUẢN LÝ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2017
Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều cơ chế rắn để quản lý hệ thống trong năm nay...
VIỆT - TRUNG KÝ 15 VĂN KIỆN HỢP TÁC TRONG CHUYẾN THĂM CỦA TỔNG BÍ THƯ
Đây là lần đầu tiên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc trên cương vị Tổng bí thư sau Đại hội Đảng 12...
PHÓ THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO XÂY THÊM ĐƯỜNG LĂN, NHÀ GA CHO TÂN SƠN NHẤT
Để giảm tải cho Tân Sơn Nhất, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu cơ quan chức năng làm thêm một đường lăn, 2 nhà ga, bãi đỗ máy bay và hệ thống giao thông kết nối.
HỘI NGHỊ ĐOÀN CHỦ TỊCH LIÊN HIỆP CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ VIỆT NAM LẦN THỨ VI KHÓA V
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ VI khoá V (nhiệm kỳ 2013 - 2018) để tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017.
9 TỒN TẠI KINH TẾ - XÃ HỘI 2016 TỪ GÓC NHÌN THỦ TƯỚNG
Một điều khiến dư luận bức xúc trong năm qua chính là đã để xảy ra các sai phạm trong công tác cán bộ...
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2016 VÀ NHỮNG KỶ LỤC
Bất chấp không ít khó khăn, thách thức từ trong nước và quốc tế, kinh tế Việt Nam năm 2016 vẫn xác lập thêm những kỉ lục mới.
CHÚC MỪNG LỄ GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2017
Nhân dịp Lễ Giáng sinh và Năm mới 2017 Ban Biên tập Website viromas.org xin gửi tới toàn thể Lãnh đạo và Hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
LỜI CẢM ƠN CỦA BAN TỔ CHỨC BUỔI GẶP MẶT KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH RUMANI LẦN THỨ 98
BAN TỔ CHỨC sự kiện xin gửi lời cảm ơn chân thành và chúc sức khỏe tới tất cả mọi người đã tham gia. Đặc biệt cảm ơn các doanh nghiệp và các hội viên đã có sự đóng góp về vật chất góp phần thành công tốt đẹp của buổi gặp mặt.
VIỆT NAM PHÁT HIỆN VỈA DẦU MỚI
Ông Lê Việt Hải, Phó tổng giám đốc địa chất Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro) cho biết
THÔNG BÁO TẠM HOÃN ĐẠI HỘI
KÍnh gửi : Các UV BTV, UVBCH, các Đại biểu và Toàn thể hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani.
GẶP MẶT KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH RUMANI LẦN THỨ 98 VÀ KỶ NIỆM 25 NĂM THÀNH LẬP HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM - RUMANI
Sáng ngày 27/11/2016, tại hội trường số 9 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam- Rumani đã long trọng tổ chức kỷ niệm Quốc khánh Rumani lần thứ 98 (1/12/1918-1/12/2016) và Kỷ niệm 25 ngày thành lập Hội Hữu nghị Việt Nam-Rumani.
TUYỂN TẬP THƠ "RUMANI - TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ"
Nhân dịp Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Nhiệm kỳ 2016 – 2021) và Kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Hữu nghị Việt nam-Rumani (9/11/1991-9/11/2016); Kỷ niệm 98 năm Quốc khánh Rumani (1/12/1918-1/12/2016),
THÔNG BÁO GẶP MẶT
Kính gửi các anh/chị trong BCH và toàn thể Hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani.
NGHỊ QUYẾT TƯ VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆU QUẢ
Ngày 5/11, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
"NẾU KHÔNG LÃNG MẠN, VIETTEL VÀ ZALO ĐÃ KHÔNG ĐEM CHUÔNG ĐI ĐÁNH XỨ NGƯỜI"
Những người Việt ở Viettel hay Zalo đang ấp ủ khát vọng rằng một ngày nào đó Việt Nam không chỉ được biết đến như là một đất nước nổi tiếng về xuất khẩu nông sản, thủy hải sản…
BỘ TRƯỞNG TRƯƠNG MINH TUẤN: SẼ XỬ NGHIÊM TÌNH TRẠNG "ĂN TIỀN" ĐỂ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT
Thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí đã bị xử phạt, nhắc nhở, một số tổng biên tập bị tạm đình chỉ chức vụ do có sai phạm.
HỘI THẢO XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, GIAO LƯU VĂN HÓA ẨM THỰC TẠI TỈNH TULCEA, RUMANI
Triển khai kế hoạch Ngoại giao phục vụ kinh tế năm 2016 tại địa bàn Rumani, Từ ngày 8-10/8/2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Rumani đã phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh Tulcea và Đoàn công tác tỉnh Bến Tre - Việt Nam
THÔNG BÁO CỦA ĐẠI SỨ QUÁN RUMANI TẠI VIỆT NAM
Từ ngày 17 đến 25/10/2016, Tập đoàn Máy và Thiết bị điện Rumani (APREL) sẽ sang thăm và tham dự Triển lãm Quốc tế tại TP Vũng Tàu. BBT Website xin trân trọng giới thiệu Thông báo của Đại sứ quán Rumani về sự kiện này như sau:
SỬA LUẬT CÓ NGĂN VIỆT NAM THÀNH "BÃI RÁC CÔNG NGHỆ"?
Việt Nam vẫn chuyển giao công nghệ thông qua mua máy móc, thiết bị phần lớn đã lạc hậu 2 – 3 thế hệ là chính...
GẶP MẶT CHI HỘI HỮU NGHỊ DẦU KHÍ VIỆT – RU
Sáng ngày 24/9/2016, tại Viện Dầu Khí Việt Nam, 167 Trung Kính, Hà Nội , đã diễn ra cuộc gặp mặt lần thứ 2 của Chi hội Hữu nghị Dầu Khí Việt – Ru, kỷ niệm 1 năm thành lập Chi hội.
GẶP MẶT KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP ĐƠN VỊ LHS THÀNH PHỐ IASI-RUMANI
Ngày 18 tháng 9 năm 2016, tại Hà Nội, các Chi hội CSV thành phố Iasi đã tổ chức cuộc gặp mặt kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đơn vị quản lý LHS VN đầu tiên tại TP thủ phủ của vùng Mondova, Rumani.
NGOẠI TRƯỞNG MỸ JOHN KERRY: VIỆT NAM ĐÃ PHÁT TRIỂN ĐẾN KINH NGẠC!
Nhân dịp kỷ niệm 71 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2016), từ Hoa Kỳ, Ngoại trưởng John Kerry đã có bài phát biểu chúc mừng nhân dân Việt Nam, và tin tưởng, mối quan hệ giữa Nam-Hoa Kỳ sẽ phát triển nhiều hơn nữa tro
TỔNG BÍ THƯ: GIỮ NƯỚC TỪ XA, TỪ KHI NƯỚC CHƯA NGUY
Tại hội nghị ngoại giao 29 ngày 22/8/2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo trước các cán bộ ngoại giao, ngoại vụ đến từ gần 100 địa bàn khác nhau trên thế giới và khắp các tỉnh thành trong cả nước.
HÀ NỘI MỞ PHỐ ĐI BỘ CUỐI TUẦN QUANH HỒ GƯƠM TỪ 1/9/2016
UBND thành phố Hà Nội vừa thông qua phương án tổ chức thí điểm các tuyến phố đi bộ khu vực hồ Gươm và khu vực phụ cận, áp dụng từ 19h đến 24h vào 3 ngày cuối tuần.
“BAY LÊN ƯỚC MƠ, TỔ QUỐC ĐANG GỌI TA”
Bước vào mùa thu cách mạng thứ 71, đất nước đang đứng trước những vận hội lớn để cất cánh bay cao hơn nữa tới những thắng lợi mới, tiếp tục hội nhập sâu vào cộng đồng quốc tế với vị thế ngày càng vững chắc, tầm vóc và uy tín ngày càng được củng cố mạnh mẽ
THỦ TƯỚNG: "KHÔNG ĐỂ DOANH NGHIỆP VIỆT THUA THIỆT"
“Không để doanh nghiệp Việt Nam bỡ ngỡ về thông tin và luật pháp ở thị trường quốc tế. Không chấp nhận những việc doanh nghiệp, nhà cung ứng của Việt Nam bị chèn ép, bất công, bị thua thiệt trước các tập đoàn đa quốc gia”.
ROMANIA ỦNG HỘ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TRÊN CƠ SỞ UNCLOS
Ngày 12/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Romania Lazar Comanescu trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Romania (11-14/7/2016).
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH NỀN KINH TẾ
Ngày 12/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các các bộ, ban ngành Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về việc xây dựng Đề án
KẾ HOẠCH TÁI CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2016-2020
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
CHÍNH PHỦ QUYẾT TÂM "CHỈ TIẾN KHÔNG LÙI”
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định,
LỜI TUYÊN THỆ VÀ PHÁT BIỂU CỦA THỦ TƯỚNG TRƯỚC QUỐC HỘI
Chiều 26/7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên thệ nhậm chức và phát biểu trước Quốc hội, đồng bào và cử tri cả nước ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021
KỶ NIỆM 69 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH-LIỆT SĨ (27/7/1947 – 27/7/2016)
Những năm qua, Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng.
THÔNG BÁO GẶP MẶT KHÓA 1966-1972 (LẦN 2)
Kỷ niệm 50 năm du học tại Romania của các Cựu Sinh viên, NCS, TTS Khoá 1966-1971 (1972)
VIỆT NAM SẼ CÓ HỆ THỐNG XỬ LÝ TẤN CÔNG MẠNG INTERNET
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 – 2020, nhằm đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thông tin m
BUỔI GẶP MẶT GIAO LƯU VỚI THỦ TƯỚNG RUMANI-DACIAN CIOLOS VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU RẤT CẢM ĐỘNG VÀ ĐẦY Ý NGHĨA
Trong chương trình chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến 14 tháng 7 năm 2016 của Đoàn đại biểu Chính phủ Rumani do ngài Thủ tướng Dacian Ciolos dẫn đầu có buổi gặp mặt Đại diện lãnh đạo và hội viên Hội Hữu nghị Việt nam-Rumani.
TÒA TRỌNG TAI (PCA) BÁC BỎ " ĐƯỜNG CHÍN ĐOẠN" CỦA TRUNG QUỐC Ở BIẾN ĐÔNG
Tòa trọng tài quốc tế tại La Hay, Hà Lan ngày 12/7 đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, trong đó tòa khẳng định yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
TOÀN VĂN TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM- RUMANI
.Sau cuộc hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Rumani, hai bên ra tuyên bố chung.
THÔNG BÁO SỐ 3/2016/TB-HVR
Tiếp theo Thông báo số 2/2016/TB-HVR ngày 24/6/2016, nay chúng tôi xin thông báo chi tiết thêm như sau:
HỘI THẢO GIỚI THIỆU TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔNG DƯƠNG CỦA RUMANI
Ngày 24 tháng 6 năm 2016, tại Hà Nội, vừa diễn ra buổi hội thảo giới thiệu về Trung tâm nghiên cứu Đông Dương (CIS) của Rumani.
TPHCM MONG MUỐN RUMANI HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
Tại buổi tiếp ông Vlad Vasiliu, Quốc Vụ khanh Bộ Thương mại Rumani cùng đoàn đại biểu đến thăm và làm việc tại TPHCM vào trưa ngày 15/6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến mong muốn Rumani hỗ trợ thành phố trong đầu tư phát triển hạ tầng.
THÔNG BÁO SỐ 2-2016 VỀ KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP THƯỜNG VỤ BCH HỘI HN VIỆT NAM - RUMANI
Ngày 21 tháng 06 năm 2016, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Ban thường vụ Hội đã họp thường kỳ tại Hà Nội.
NGÀI QUỐC VỤ KHANH VLAD VASILIU GẶP MẶT HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI TP HCM VÀ THAM DỰ DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT – RUMANI TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Ủy ban Hỗn hợp Liên chính phủ Việt Nam – Rumani, đoàn công tác của Rumani do Ngài Vlad Vasiliu - Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế Thương mại và Môi trường kinh doanh dẫn đầu đã đến thăm Tp Hồ Chí Minh ngày 14 và 15/6/201
KHÓA HỌP LẦN THỨ 15 ỦY BAN HỖN HỢP VIỆT NAM - RUMANI VỀ HỢP TÁC KINH TẾ
Ngày 16/6/2016, tại Hà Nội đã diễn ra Khóa họp lần thứ 15 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ru-ma-ni. Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa và Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế, Thương mại và Môi trường kinh doan
“KINH TẾ NHÀ NƯỚC ĐÃ MẤT VAI TRÒ TIÊN PHONG”
Kinh tế Nhà nước đã mất vai trò tiên phong, song doanh nghiêp tư nhân vẫn bị phân biệt đối xử, vẫn bị lép vế...
HỘI THẢO “DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM-RUMANI”
Trong chương trình thăm và làm việc của UB hợp tác liên chính phủ Việt Nam - Rumani lần thứ 15 tháng 6/2016 và chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Rumani tháng 7/2016.
CHIÊM NGƯỠNG MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI “made in sinh viên",
Nhóm sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công máy bay không người lái sử dụng pin năng lượng mặt trời.
CÔNG BỐ VỚI THẾ GIỚI CÁCH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MỚI
Suốt 10 năm qua, tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ (34 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM) đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu hướng điều trị ung thư mới: sử dụng vi khuẩn thay cho hóa trị, xạ trị.
TÌM CƠ HỘI TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỨ TƯ
Số luật sư sẽ giảm mạnh, công nghiệp ôtô truyền thống sẽ khủng hoảng, nhu cầu bất động sản sẽ thay đổi, và còn gì nữa?...
VIỆT NAM ĐANG TỪNG BƯỚC ĐI VÀO CUỘC ĐUA CHIẾM LĨNH KHÔNG GIAN
Việc vận hành thành công vệ tinh VNREDSat đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia ở Đông Nam Á có vệ tinh riêng.
THƯ GỬI BẠN BÈ
Lời của BBT: Các bác Trần Quốc Hải và Phan Lệ Thủy là những CSV Việt Nam khóa đầu tiên 1955-1961 du học tại Rumani. Hiện các bác đã già yếu, có bạn cùng khóa là bác Nguyễn Xuân Tùng đang lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn.
HỌP MẶT BAN BIÊN TẬP VÀ CÁC CỘNG TÁC VIÊN WEBSITE
Thực hiện Kết luận của Ban Thường vụ tại Thông báo số 01/2016/TB-HVR ngày 12 tháng 03 năm 2016 v/v thực hiện một số nhiệm vụ năm 2016
NGƯỜI VIỆT CÓ THỂ DU HÀNH 48 QUỐC GIA MÀ KHÔNG CẦN VISA
Nhu cầu du lịch của người Việt Nam ngày càng gia tăng và việc các nước đang nới lỏng dần thị thực đã tạo điều kiện cho người Việt xuất ngoại dễ dàng.
LA REVEDERE AMBASADA ROMANIEI LA HANOI
Chị Phạm Thúy Nhi là Thư ký ĐS Rumani tại Hà Nội. Suốt quá trình 13 năm công tác tại ĐSQ (từ năm 2003) chị Nhi đã có rất nhiều cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ của nhiều khóa Đại sứ Rumani giao phó. Là người có nhiều gắn bó mật thiết, có nhiều tình cảm
VĂN PHÒNG CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ LUẬT BÁO CHÍ 2016
Luật Báo chí 2016 được Văn phòng Chủ tịch nước chính thức công bố sáng 29/4/2016 có nhiều điểm mới đáng chú ý.
CHÍNH PHỦ MỞ ĐƯỜNG CHO "ĐOÀN QUÂN TIÊN PHONG” VỀ KINH TẾ
Gỡ bỏ các rào cản, giải phóng sức sản xuất, thống nhất ý chí phát triển đất nước là điểm chủ đạo toát lên từ Hội nghị giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với các doanh nghiệp.
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
Ngày 28/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020.
THÔNG BÁO GẶP MẶT
Kỷ niệm 50 năm du học tại Romania của các Cựu Sinh viên, NCS, TTS Khoá 1966-1971 (1972) (Intalnirea fostilor prietenilor dupa 50 de ani - Ro66)
10 SUẤT HỌC BỔNG TOÀN PHẦN TẠI RUMANI 2016
Đại sứ quán Việt Nam tại Ru-ma-ni và Chương trình hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Bộ GD&ĐT Việt Nam và Bộ Giáo dục Quốc gia Ru-ma-ni giai đoạn 2013 - 2016, Cục Đào tạo với nước ngoài - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo tuyển sinh đi học
VIỆT NAM- ROMANIA TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC QUA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ĐÔNG DƯƠNG
Phát biểu tại buổi lễ ra mắt Trung tâm nghiên cứu về Đông Dương (CIS) tại Romania, diễn ra mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Romania Trần Thành Công nhấn mạnh việc CIS ra đời thể hiện tầm nhìn và nguyện vọng của cả Romania và Việt Nam trong việc góp phần tăng
NHIỀU THÁCH THỨC KINH TẾ CHỜ ĐỢI CHÍNH PHỦ MỚI
Nợ công đụng trần, ngân sách khó khăn, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, động lực tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu... là những thách thức lớn dành cho Chính phủ nhiệm kỳ mới.
10 NĂM KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI NHIỆM KỲ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG
Mở cửa thị trường, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng là những dấu ấn quan trọng sau 2 nhiệm kỳ của người đứng đầu Chính phủ, song vẫn còn đó không ít thách thức đòi hỏi bộ máy kế nhiệm phải nỗ lực khắc phục.
ĐIỆN CHÚC MỪNG
Kính gửi Đại hội lần thứ I Hội Thanh niên Việt Nam tại Rumani NHÂN DỊP ĐẠI HỘI LẦN THỨ NHẤT HỘI THANH NIÊN VIỆT NAM TẠI RUMANI,
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI HỘI CSV TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA IASI - RUMANI
Ngày 14/3/2016 BCH (đại diện các khóa học) CHI HỘI CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHBK IASI RUMANI đã họp tại số 88 Láng Hạ – Ba Đình Hà Nội . Nội dung bao gồm:
PETROVIETNAM KHỞI ĐỘNG SIÊU DỰ ÁN MỎ KHÍ Ở QUẢNG NAM
Tổng mức đầu tư toàn dự án mỏ khí Cá Voi Xanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN khoảng 4,6 tỷ USD kéo dài 25 năm với dự kiến doanh thu từ khí khoảng 30 tỷ USD.
THÔNG BÁO KẾT LUẬN CỦA CUỘC HỌP THƯỜNG VỤ BCH HỘI
Ngày 08 tháng 03 năm 2016, dưới sự chủ trì của ông Tống Văn Nga- Chủ tịch Hội, Ban thường vụ Hội đã họp thường kỳ tại Hà Nội.
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Cứ đến ngày 8/3 hàng năm, phụ nữ trên toàn thế giới lại được cả nhân loại tôn vinh. Hãy cùng ôn lại lịch sử của ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 để hiểu thêm về ngày này.
NGHĨ VỀ ĐIỀU "BẤT NGỜ" CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG
Trả lời câu hỏi của báo chí về cảm nghĩ khi tiếp tục được bầu làm người lãnh đạo cao nhất của Đảng, TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng ông “bất ngờ, xúc động và lo lắng”.
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO GIAI ĐOẠN MỚI
BBT xin trân trọng trích giới thiệu Bài phát biểu tham luận tại phiên thảo luận các văn kiện Đại hội XII sáng 22/1 của đồng chí Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Công Thương:
MỆNH LỆNH CỦA MÙA XUÂN ĐỔI MỚI
Xuân Bính Thân gõ cửa mọi nhà sau một tháng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) có hiệu lực - mười nước ASEAN thành một thị trường thống nhất. Hội nhập sâu sẽ giúp người lao động Việt Nam tự tin hướng đến một khái niệm mới - công dân toàn cầu và đòi hỏi phải qu
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
BBT xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương về năng lực cạnh tranh quốc gia, vấn đề đã được đề cập nhất quán trong các chủ trương, chính sách của Đảng; chính sách, pháp luật của
THƯ CHÚC MỪNG NĂM MỚI CỦA CHỦ TỊCH HỘI
Thân mến gửi các đối tác và toàn thể lãnh đạo, hội viên Hội Hữu nghị Việt Nam- Rumani!
CHÚC MỪNG ÔNG PHẠM MINH CHÍNH VỪA ĐƯỢC PHÂN CÔNG ĐẢM NHIỆM CHÚC VỤ TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG
Ông Phạm Minh Chính, Cựu sinh viên Đại học Xây dựng Bucarest, khóa 1978-1984; Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Rumani, khóa 2011-2016 vừa được bầu vào BCH Trung ương, Bộ Chính trị Khóa XII của Đảng.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ XNK HÀNG HÓA THÁNG 1/2016
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 01/2016 ước tính tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 8,2%, đóng góp 5,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,2%, đóng góp 0,9 điểm phần
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ VIỆC PHÂN CÔNG ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, ỦY VIÊN BAN BÍ THƯ KHÓA XII
Ngày 4/2, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 01-QĐNS/TW về việc phân công Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư khóa XII.
ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
Sau hơn 8 ngày làm việc nghiêm túc, dân chủ, tích cực và khẩn trương, sáng 28/1/2016, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bế mạc, thành công tốt đẹp.
DIỄN VĂN BẾ MẠC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BBT Website viromas.org xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đọc tại phiên bế mạc Đại hội, sáng 2
CÔNG BỐ DANH SÁCH ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ, ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG KHÓA XIII
8h ngày 28.1.2016, sau 9 ngày làm việc, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam họp phiên bế mạc. Tại phiên họp toàn thể này, kết quả bầu cử Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ...
HỘI NHẬP QUỐC TẾ PHỤC VỤ HIỆU QUẢ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC VIỆT NAM XHCN
Nhiệm vụ này được đề cập ngay trong chủ đề của Đại hội XII: "Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi
ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA THEO HƯỚNG NÀO?
Dự thảo Văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XII của Đảng xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp hiện đại trong đó chú trọng tới những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường.
GẶP MẶT VÀ TRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG, BẰNG KHEN CHO CÁC TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN ĐẠI HỌC DẦU KHÍ PLOIESTI, RUMANI
Sáng ngày 14/1/2016, vào hồi 10g30 tại Phòng họp của Ban Giám hiệu Trường Đại học Dầu khí Ploiesti đã diễn ra buổi gặp mặt, trao Kỷ niệm chương và Bằng khen rất trang trọng.
SỰ RA ĐỜI CỦA CHỮ QUỐC NGỮ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh
Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20.
BẮT ĐẦU MỘT CHU KỲ THỊNH VƯỢNG MỚI
Năm 2015, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, song Việt Nam đã đạt được thành quả to lớn, thành công trên 2 mặt kinh tế và bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
THÀNH TỰU ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG 5 NĂM QUA
Năm năm qua (2011 - 2015), chúng ta triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động, phức tạp và khó lường hơn. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự kiến, một số đối tác kinh tế lớn của chúng ta gặp khó
LỄ THƯỢNG CỜ ASEAN TẠI TRỤ SỞ BỘ NGOẠI GIAO
Sáng nay 31-12, ngày Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, Lễ thượng cờ ASEAN đã diễn ra trang trọng tại trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam.
CHÚC MỪNG ĐẠI SỨ VALERIU ARTENI VÀ ĐSQ RUMANI NHÂN DỊP NOEL 2015 VÀ NĂM MỚI 2016
Sáng ngày 28 tháng 12 năm 2015, tại nhà riêng Đại sứ Rumani, Lãnh đạo TW Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật và chúc mừng Đại sứ Valeriu Arteni và CB ĐSQ Rumani tại Hà Nội nhân dịp Noel 2015 và Năm mới 2016.
HÌNH ẢNH VĂN HÓA VÀ ẨM THỰC RUMANI ĐỂ LẠI DẤU ẤN TỐT TRONG NGÀY HỮU NGHỊ QUỐC TẾ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Ngày 12 tháng 12 năm 2015, tại khuôn viên Crescent xanh tươi thuộc khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Tp Hồ Chí Minh đã diễn ra sự kiện “ Ngày Hữu nghị Quốc tế” do Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Tp Hồ Chí Minh tổ chức.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC CẤP VISA VÀO RUMANI
Theo thông tin từ Đại sứ quán Rumani tại Hà Nội.
LIÊN HOAN ẨM THỰC LẦN 3-2015
Ngày 5/12/2015, tại Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, 298 Kim Mã, Hà Nội, Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, BNG đã tổ chức Liên hoan Ẩm thực lần 3 với chủ đề "Cộng đồng ASEAN với bạn bè quốc tế".
KÝ BIÊN BẢN HỢP TÁC GIỮA HỘI NĂNG LƯỢNG SẠCH VIỆT NAM VÀ HỘI CÁC NHÀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP KỸ THUẬT ĐIỆN RUMANI
Hội các nhà sản xuất công nghiệp kỹ thuật điện Rumani (Romanian Ownership Association in Electronique Industries – APREL) cùng đại diện một số công ty thành viên đã tham gia Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Dầu Khí và Hàng hải 2015 tại Thành phố Vũng Tàu t
KÝ BIÊN BẢN HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ CỦA PETROVIETNAM ( PVU ) VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ PLOIESTI , RUMANI
Sáng ngày 1/12/2015 tại PVU ở Tp Bà Rịa, TS Phan Minh Quốc Bình- Phó hiệu trưởng PVU và GS,TS Nicolae Parachiv- Phó hiệu trưởng UPG đã ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác giữa hai trường.
THÔNG BÁO VỀ LIÊN HOAN ẨM THỰC LẦN THỨ 3
Cục Phục vụ Ngoại giao đoàn, BNG sẽ tổ chức Liên hoan Ẩm thực lần 3 với chủ đề "Cộng đồng ASEAN với bạn bè quốc tế".
“Xin chúc Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani ngày càng phát triển lớn mạnh, luôn xứng đáng là cầu nối của tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Rumani”
Bài phát biểu của Đại sứ Rumani tại Việt Nam Valeriu Arteni trong buổi gặp mặt kỷ niệm 97 năm Quốc khành Rumani và 65 năm quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Rumani- Việt Nam.
“Hội luôn tìm kiếm, chắt chiu từng cơ hội hợp tác để nhằm thúc đẩy, bồi đắp và thắt chặt thêm tình cảm hữu nghị gắn bó giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Rumani”
Bài phát biểu của Chủ tịch Tống Văn Nga nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Rumani lần thứ 97 và 65 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Rumani, trong buổi gặp mặt ngày 29/11/2015 tại Hà Nội.
GẶP MẶT KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH RUMANI LẦN THỨ 97 VÀ 65 NĂM QUAN HỆ HỢP TÁC HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI
LỜI CHÚC RƯỢU CỦA ÔNG DƯƠNG CHÍ DŨNG- TRỢ LÝ BỘ TRƯỞNG BNG TẠI CHIÊU ĐÃI QUỐC KHÁNH RUMANI
(Hà Nội, ngày 26/11/2015)
TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM-ROMANIA: MỘT DẤU SON TRONG QUAN HỆ CỦA HAI DÂN TỘC
TỒNG VĂN NGA Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Romania
THÔNG BÁO GẶP MẶT NHÂN DỊP QUỐC KHÁNH LẦN THỨ 97 CỦA RUMANI (1/12/ 2015)
Nhân dịp ngày quốc khánh lần thứ 97 của nước Rumani (1/12/1918-1/12/2015) và kỷ niệm 65 năm quan hệ hợp tác Việt-Ru,
Tổ chức Lễ trao tặng Kỷ Niệm Chương cho 2 vị giáo sư tại trường Tổng hợp Alexandru Ioan Cuza, Iasi, Romania
Từ ngày 21/10/2015 đến ngày 30/10/2015 Đoàn đại biểu thay mặt cho Chi Hội Hữu nghị Trường Tổng hợp Alexandru Ioan Cuza (UAIC) Thành phố Iasi, Rumani đã thực hiện thành công chuyến đi trở lại thăm trường cũ và trao tặng Kỷ Niệm Chương của Liên Hiệp Các Tổ
TRIỂN KHAI HỢP TÁC BẢO TỒN SINH QUYỂN VÙNG NGẬP MẶN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GIỮA TỈNH BẾN TRE ( VIỆT NAM) VÀ TỈNH TULCEA (RUMANI)
Đoàn công tác của tỉnh Tulcea, Rumani do ngài Horia Teodorescu, Chủ tịch Hội đồng Tỉnh dẫn đầu đã sang thăm và làm việc với tỉnh Bến Tre từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 10 năm 2015.
Hành trình 10 ngày về thăm Trường Tổng hợp Alexandru Ioan Cuza, Iasi - Romania và thăm 3 nước EU
Phóng sự của Ngô Văn Toàn CSV ĐHTH Iasi Khoá 1967-1972
SỰ HỖ TRỢ CỦA CHUYÊN GIA RUMANI ĐÃ GÓP PHẦN THÀNH CÔNG TIẾP NHẬN, VẬN HÀNH NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ AN TOÀN, HIỆU QUẢ
Đặng Quốc Hùng Phó ban TCNS Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí
65 NĂM QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM- RUMANI
Hai nướcViệt Nam và Rumani đã thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 03/02/1950. Kể từ đó đến cuối năm 1989, quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ giữa hai nước trong hệ thống XHCN. Từ 1990 trở đi, hệ thống XHCN sụp đổ, Rumani thay đổi thể chế chính trị, hai nư
ĐÔI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP RUMANI
Đất nước Rumani nằm ở Đông Nam Châu Âu với số dân 21,6 triệu người (55% dõn số sống ở thành phố); có diện tích : 238.391 km2, địa hình được phân bố tương đối đồng đều. Có cảng biển Constanta có thể ra vào tầu hàng vạn tấn.
VIỆT NAM-ROMÂNIA: NGỌN LỬA HỮU NGHỊ LUÔN NỒNG CHÁY*
65 năm thực sự là một dấu mốc đáng tự hào vì quan hệ hữu nghị giữa Romania và Việt Nam đã trở thành truyền thống và luôn diễn ra tốt đẹp trên mọi lĩnh vực.
-
15/12/2024 Giới thiệu chung về Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani
-
04/12/2024 Khai trương Hội Hữu nghị “Bông Sen” Rumani- Việt Nam (2011)
-
04/12/2024 Quan hệ Việt Nam - Rumani đang trải qua giai đoạn tươi đẹp và năng động nhất
-
01/12/2024 Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Rumani (2024)
-
01/12/2024 Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Romania (30.11.2024)
-
06/12/2015 RUMANI, TÌNH YÊU CỦA TA
-
14/12/2015 HÌNH ẢNH VĂN HÓA VÀ ẨM THỰC RUMANI ĐỂ LẠI DẤU ẤN TỐT TRONG NGÀY HỮU NGHỊ QUỐC TẾ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-
24/10/2015 ĐIỀU LỆ TC&HĐ CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI KHÓA V
-
25/10/2015 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BBT TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI HN VIỆT NAM-RUMANI
-
06/12/2015 BỐN MƯƠI NĂM RẠNG NGỜI TÌNH YÊU
- 3
- 86
- 22,526,492