Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

ĐÔI NÉT VỀ NỀN KINH TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP RUMANI

  24/10/2015

       Đất nước Rumani  nằm ở Đông Nam Châu Âu với số dân 21,6 triệu người (55% dõn số sống ở thành phố); có diện tích : 238.391 km2, địa hình  được phân bố tương đối đồng đều. Có cảng biển Constanta có thể  ra vào tầu  hàng vạn tấn. 

        Rumani có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động được đào tạo;  có vị trí địa kinh tế rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp; đặc biệt hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp được đầu tư xây dựng qua mấy chục năm và được trang bị bằng thiết bị, công nghệ và sáng chế tiên tiến của các nước phát triển.

Từ đầu năm 1990, Ru-ma-ni tiến hành cải cỏch kinh tế theo hướng thị trường với cỏc biện phỏp tự do hoỏ giỏ cả, tư nhõn hoỏ sản xuất, xoỏ bỏ độc quyền… Trong những năm đầu, nền kinh tế Ru-ma-ni mặc dự cú tiến bộ song cũn nhiều khú khăn: lạm phỏt cũn cao (năm 2000: 40%), thất nghiệp 12%, nợ nước ngoài trờn 10 tỷ USD, đời sống nhõn dõn tiếp tục khú khăn, phõn hoỏ giàu nghốo trong xó hội ngày càng sõu sắc, tham nhũng phổ biến...Sau mấy năm bị chao đảo, nền kinh tế Rumani đã dần được hồi phục và có bước phát triển. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều có sự tăng khá: Năm 1997 đạt 19,7 tỷ USD, năm 1998 đạt 20,12 tỷ USD, năm 2000 đạt 21 tỷ USD. Tổng GDP năm 1999 đạt 30 tỷ USD, năm 2000 tăng 2,1%, năm 2001 tăng 5,3%, 2002 tăng 4,9%, 2003 tăng 4,9%, 2004 tăng 8,3%, 2005 tăng 4%). Năm 2006: GDP tăng 7,7% (đạt 97 tỷ euro), tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2006 đạt 8 tỷ euro, dự trữ ngoại tệ đạt 20,16 tỉ euro, thất nghiệp cũn 5,5%, lạm phỏt cũn 5,5%. Theo bảng xếp hạng gần đõy nhất của WB, GDP tớnh theo cõn bằng sức mua (PPP) của Ru-ma-ni xếp thứ 43 trờn tổng số 162 nền kinh tế được xem xột (khoảng 199 tỉ USD).

 Tỷ trọng giá trị công nghiệp trong cơ cấu GDP chiếm 31,7%. Số lao động làm việc trong ngành công nghiệp 2,13 triệu người, chiếm 43 % tổng số  lao động trong nền kinh tế. Đầu tư cho công nghiệp chiếm 40% tổng vốn đầu tư cho nền kinh tế quốc dân; trong đó, công nghiệp khai thác chiếm 16,3%, công nghiệp chế biến: 53,7%, công nghiệp điện, khí và nước: 30%.

Trong cơ cấu công nghiệp, công nghiệp khai khoáng chiếm 6,4%; công nghiệp chế biến chiếm 86,8%. Trong đó, cơ cấu các lĩnh vực công nghiệp chế biến như sau:

  • Luyện kim : 40,6%,
  • Chế biến dầu thô, than đá: 5,5%
  • Dệt may, da giày: 5,8%
  • Hoá chất và sợi tổng hợp: 4,6%,
  • Máy và thiết bị: 4,8%,
  • Phương tiện giao thông: 3%, ...

         Ngành công nghiệp cơ khí và luyện kim là một ngành khá phát triển ở Rumani. Hiện nay , ngành có thể đóng tầu hàng 15 vạn tấn, các dàn khoan biển hiện đại, đầu máy ( Diezel, chạy điện), toa xe đường sắt,  ô tô tải,  xe bus, xe du lịch, máy kéo các loại, thiết bị y tế, đồng hồ, các loại thép tấm và thép chế tạo,... thoả mãn phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu ( dàn khoan, đầu máy toa xe, xe tải,...).

 

       Từ năm 1995, Rumani trở thành quan sát viên của EU; từ tháng 2 năm 2000 là thành viên đối thoại và từ 1-1-2007 đó trở thành thành viên đầy đủ của EU. Trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới, ngành công nghiệp Rumani từng bước được củng cố, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ,...các sản phẩm công nghiệp của Rumani đang được sản xuất theo tiêu chuẩn Châu Âu và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

       Rumani và Việt Nam đã có mối quan hệ ngoại giao từ ngày 3 tháng 2 năm 1950. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trước đây, Rumani đã có nhiều ủng hộ và đóng góp thiết thực về vật chất và tinh thần cho Việt Nam. Bạn đó giỳp ta về kinh tế (viện trợ 66 triệu rỳp, xoỏ nợ 25,5 triệu rỳp), cho vay vốn dài và trung hạn (200 triệu rỳp); đặc biệt, đã giúp đào tạo cho Việt Nam gần 3.000 ngàn kỹ sư, tiến sỹ và công nhân kỹ thuật trong các lĩnh vực dầu khí, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện, nông nghiệp,...

       Nhiều công trình đã được hợp tác hỗ trợ như Xi măng Hải Phòng, Mỏ than Anthracite Khe Chàm,...; nhiều sản phẩm đã từng được nhập vào và khá quen biết ở nước ta như đầu máy Diezel, toa xe trong ngành đường sắt, xe tải nặng Roman, sản phẩm hoá dược, thép chế tạo và máy công cụ,...

Từ sau 1990, ta và Bạn đó ký nhiều văn kiện tạo khung phỏp lý cho sự hợp tỏc trong giai đoạn mới. Kim ngạch thương mại từ năm 1995 đến 1999 đạt hơn 10 triệu USD/năm, từ năm 2000 đến 2002 đạt khoảng 20 triệu USD/năm, năm 2003 đó tăng lờn 40 triệu USD do ta mua một số thiết bị dầu khớ của Bạn, năm 2004 đạt 26 triệu USD, năm 2005 đạt 25,6 triệu USD, năm 2006 đạt 27 triệu USD (ta xuất 19 triệu USD, nhập 8 triệu; số liệu của Ru-ma-ni là 37 triệu USD). Ta đó hoàn tất trả nợ Bạn ngày 11/3/2002.

Việt Nam và Ru-ma-ni cú tiềm năng hợp tỏc trờn nhiều mặt; thị trường hai nước cú thể bổ sung cho nhau . Rumani cú thế mạnh trong các lĩnh vực: cụng nghiệp ( thiết bị khai thác và chế biến dầu khí, khai thác mỏ, năng lượng, đầu máy toa xe, máy nông nghiệp, phương tiện vận tải, động cơ tầu thuỷ); kiến trỳc, xõy dựng, y tế, chế biến nụng sản... và cú nhu cầu nhập từ Việt Nam sản phẩm nhiệt đới, hàng tiờu dựng như: cà phê, chè, hàng dệt may, gia vị. .. 

     Hy vọng trong những năm tháng tới, mối quan hệ hữu nghị truyền thống ngày càng được củng cố và quan hệ hợp tác về  mọi mặt giữa Việt Nam và Rumani  ngày càng phát triển.

Bùi Trọng Đỉnh

(Theo TL của MFA ngày 25-6-2007)

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 31
  • 4330
  • 22,475,987