Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ THÁNG 7 ÂM LỊCH

  26/08/2020

Theo các chuyên gia, quan niệm cho rằng tháng 7 âm lịch là tháng gắn liền với những xui xẻo, không may mắn… là sai lầm, phi thực tế.

Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng cô hồn. Nhiều người cho rằng, trong tháng này, ma quỷ hoạt động mạnh nên cần phải kiêng kị để cuộc sống được an yên, công việc làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng Pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, trong Phật giáo không có tháng nào là tháng cô hồn mà chỉ có mùa Vu Lan báo hiếu ứng với tháng 7 âm lịch hàng năm. Trọng tâm của lễ Vu Lan là giáo dục cho người Phật tử về lòng hiếu thảo, nhớ ơn các đấng sinh thành để họ tu dưỡng đạo đức, sống hiếu thảo, thiện tâm với cuộc đời.

Phật giáo Việt Nam cũng gọi tháng 7 âm lịch là tiết “xá tội vong nhân”, vì nhờ ơn của đức Phật mà tất cả các vong linh bị đọa trong chốn khổ đau được siêu thoát. Vì thế, các gia đình chuẩn bị mâm lễ cúng tổ tiên còn sắm sanh lễ vật bố thí chư vị quỷ thần (thường gọi là thí thực cô hồn).

Theo hòa thượng, quan niệm kiêng mua bán, kiêng đi lại, kiêng ký kết, kiêng cưới hỏi, kiêng hợp tác làm ăn... trong tháng 7 âm lịch là không đúng. Tháng 7 trong Phật giáo được coi là tháng tốt, mọi việc buôn bán vẫn diễn ra bình thường, không phải kiêng kị.

“Chúng tôi là những người sống qua nhiều thời kỳ nhưng chưa bao giờ thấy quan niệm sai lầm và biến tướng như ngày nay về tháng 7 âm lịch. Ngày xưa, ông bà không bao giờ quan niệm tháng cô hồn hay tháng 7 là tháng xui xẻo nên không có chuyện kiêng kị tới mức cực đoan”, hòa thượng Bảo Nghiêm nói.

Hòa thượng Bảo Nghiêm lưu ý, tháng 7 âm lịch là tháng mưa nhiều nên không thuận tiện cho việc tổ chức cưới hỏi, khởi công xây dựng. Vì mưa nhiều nên việc bơi lội, phơi đồ ở ngoài cũng dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến đau ốm. Đồ cúng để ngoài trời nguội lạnh khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Còn những kiêng kị khác như: kiêng chụp ảnh, không nhổ lông chân, không treo chuông gió đầu gường… đều phi thực tế.

Giáo sư, võ sư Lương Ngọc Huỳnh cũng cho rằng, nhiều kiêng kị trong tháng 7 âm lịch hiện nay không có cơ sở, trở thành nỗi ám ảnh không tốt và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dân.

“Mọi người sinh hoạt bình thường, làm nhiều việc tốt để nhân nguồn năng lượng tích cực trong mỗi người lên. Chuyện không may mắn chỉ là những quan niệm thiếu cơ sở nên đừng để nó làm trở ngại hoặc làm bản thân mình bị ám ảnh”, Giáo sư Huỳnh khuyên.

Theo Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo ....

Diệu Thuần (tổng hợp) - VietnamNet

 

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 11
  • 2232
  • 18,009,972