Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

HÌNH TƯỢNG CON LỢN TRONG VĂN HÓA

  01/02/2019

Con lợn hay con heo là loài vật đã gắn bó lâu đời với con người. Trong văn hóa, con lợn cũng được cọi với nhiều tên như con heo, chú ỉn, trư, hợi. Trong văn hóa phương Đông, lợn đứng cuối cùng trong 12 con giáp (Hợi) và cũng đứng cuối cùng trong lục súc.

Lợn biểu trưng cho sự phồn thực, tính dục và sự nhàn nhã sung túc. Người ta còn dùng hình ảnh con heo đất như là một biểu tượng về tài chính. Ngoài ra, thủ lợn (đầu heo) là một món sính vật quan trọng trong một mâm cúng ở những buổi lễ long trọng và lễ nghi của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó lợn cũng còn là biểu tượng cho thói phàm ăn, sự bẩn thỉu, dơ dáy, ô uế[1].

Lợn nói chung là một chi động vật móng guốc có nguồn gốc ở đại lục Á-Âu được gộp nhóm tổng thể với danh pháp khoa học là Sus, thuộc họ Lợn (Suidae). Lợn rừng đã được thuần hóa và được nuôi như là một dạng gia súc để lấy thịt cũng như da. Các sợi lông cứng của chúng còn được sử dụng để làm một số loại bàn chải, da có thể dùng để sản xuất bóng bầu dục. Ngoài ra, phân của lợn nhà cũng được dùng làm phân chuồng để cải tạo đất.

Lợn nhà là một gia súc được thuần hóa, được chăn nuôi để cung cấp thịt. Hầu hết lợn nhà có lớp lông mỏng trên bề mặt da. Chăn nuôi lợn là một ngành hết sức quan trọng, nó cung cấp một số lượng rất lớn thịt cho bữa ăn của hàng tỷ người trên trái đất và là một loại thực phẩm thiết yếu. Lợn nuôi chủ yếu dùng để lấy thịt. Các sản phẩm khác từ thịt lợn như xúc xích, lạp xưởng, jambon. Đầu lợn có thể được dùng làm dưa da đầu lợn. Gan, huyết và các nội tạng khác cũng được dùng làm thực phẩm (lòng lợn).

Là con vật có sự gần gũi với đời sống con người là con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, ca dao, hội họa dân gian, và là một biểu tượng văn hóa. Trong 12 con giáp, heo nằm trong số ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với đời sống hàng ngày của con người hơn các con vật khác như rồng, cọp, khỉ.

Trong ba con vật cuối cùng của 12 địa chi (gà, chó và heo), heo là con vật có thể nói đã từng song hành với con người trong suốt quãng đường dài tiến hóa. Tuy nhiên, người ta thường khinh con heo và hay nói theo quán tính ngu như heo hay ngu như con lợn. Heo là một trong những con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả châu Âu và các nền văn minh khác.[2]

Ở phương Đông Lợn là một trong số 12 con vật tượng trưng cho chu kỳ 12 năm của Địa Chi trong nhiều tính toán liên quan tới Can-Chi của người Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên v.v. Nó gắn liền với địa chi Hợi. Những người tin tưởng vào chiêm tinh học Trung Hoa luôn gắn con vật với đặc điểm, đặc tính cá nhân. Xem bài: HợiTrư Bát Giới, một nhân vật trong Tây du ký của người Trung Quốc, là một vị thần trên thiên đình có hình dạng nửa người nửa lợn.

Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới, một vị thần trên Thiên đình, trong truyện nổi tiếng Tây du ký. Đối với Việt Nam, dù được xem là biểu tượng của sự may mắn và trù phú như thế, con heo trong dân gian Việt Nam mang nhiều hình tượng tiêu cực. Nói đến heo là người ta nói đến tính lười biếng (lười như heo), ham ăn, bẩn thỉu, và ngu (ngu như heo) ngoài ra còn hình tượng nhục dục (phim con heo).

Người dân tộc ở Việt Nam có truyền thuyết Pú Lương Quân của dân tộc Tày vùng Cao Bằng kể về vợ chồng Báo Lương và Sao Cải, sau khi đã trồng được nhiều lúa, bèn nghĩ đến việc vào rừng để bắt heo rừng về nuôi, khu rừng bắt được gọi là Đồng Giáo (rừng heo cỏ), nơi nuôi heo gọi là xóm Chóng Mu (xóm Bờm heo), cánh đồng trồng khoai nuôi heo gọi là Bà Non (ruộng Dọc khoai), mà có thể cư dân Tày cổ có nguồn gốc từ người Việt cổ từ sau khi giải thể nhà nước Văn Lang và Âu Lạc.[2]

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/7/7c/Tranh_L%E1%BB%A3n.PNG/230px-Tranh_L%E1%BB%A3n.PNG

Lợn trong tranh Đông Hồ

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, con lợn được thể hiện qua các bức tranh dân gian Đông Hồ, hình ảnh con lợn hiện hữu trên tấm lịch tường gia đình để thiể hiện sự sung mãn, phồn thực, vui vẻ hạnh phúc. Con lợn trong quan niệm văn hóa cổ truyền thuộc dòng Âm ôn hòa nhã nhặn, sinh nở đầy đàn nên yếu tố phồn thực được đề cao trong loại tranh dân gian, chúc tụng năm mới gặp nhiều may mắn, con cháu đông vui, phúc lộc. Bức tranh lợn đàn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ, phồn thực.

Trên mình lợn có vòng khoáy Âm - Dương ngụ ý phát triển, sinh sôi nảy nở, bức tranh còn thể hiện con lợn mẹ trắng xóa mắt lim dim lờ đờ, mõm tũm tĩm, năm con lợn con, con xanh, con đỏ, con trắng, con tím lúc nhúc cả dưới chân. Hình ảnh lợn Cấn sắc nét nhất là trên tranh Lợn ăn lá ráy, Nghệ nhân Đông Hồ đã quan sát kỹ con lợn phàm ăn, đang sục mõm vào máng, cành lá ráy như động đậy, ước lệ.

Ở vùng đất thuộc hạ nguồn sông Hậungười Khmer vẫn cho rằng heo năm móng và heo ba giò là những cốt tinh lang thang của người đầu thai, nếu trong nhà có một con heo như thế thì cũng đồng nghĩa với việc nhà ấy gặp những chuyện tai ương khủng khiếp, lục đục chuyện gia đình và người ta tìm mọi cách để tống khứ. Tại Chùa Dơi còn có tên gọi khác là chùa Mã Tộc ở tỉnh Sóc Trăng là nơi chốn những con heo đặc biệt này cư ngụ, cả phần xác lẫn phần hồn. Người Khmer rất sợ heo năm móng, heo ba giò, tức là heo có tới năm móng thay vì bốn móng như bình thường. Còn heo ba giò là một chân có màu đen, một chân có màu trắng.[3]

Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài việc heo là nguồn cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có, là quà cưới cho cô dâu, và có khi còn là đơn vị hàng hóa quan trọng trong thương trường. Đối với người theo đạo Ấn Độ giáo, thần Visnu có hình dạng con heo, chuyên hành hiệp cứu độ chúng sinh. Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia có địa vị như con người có danh xưng, được mặc áo nghiêm chỉnh, và mặt còn được trang điểm. Người thổ dân da đỏ ở Mĩ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Heo thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn.

Theo Wikipedia

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 18
  • 3403
  • 22,482,064