Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

XIN ĐỪNG QUÊN EM…

  19/11/2015

Ký của Xuân An

Một ngày nghỉ đông ở Bucarest, tiết trời khá lạnh. Giáo sư Popescu dạy môn văn học dân gian, ông trợ giáo Petroiu cùng một nhóm sinh viên gồm hai sinh viên Rumani: Ion và Radu và hai sinh viên Việt Nam Tráng và Đàn trên một chiếc ôtô lên đường đi thăm cảnh làng quê.

             Ngoài trời khá lạnh, có lẽ tới -10o C, Giáo sư Popescu châm một điếu thuốc lá, rít một hơi dài nói: Mấy tháng mùa đông rét mướt, người nông dân Rumani nghỉ việc đồng áng nhưng có rất nhiều việc làm ở nhà như chăn nuôi vắt sữa bò, làm bơ, phomat. Phụ nữ thì quay tơ dệt vải may vá, thêu thùa các bộ quần áo dân tộc. Buổi tối họ đến các nhóm bạn (Sezătoare)- một tập quán rất được ưa thích ở nông thôn. Đây là dịp họ gặp nhau trong một bầu không khí chan hoà tình cảm, vừa làm vừa kể chuyện cổ tích, giải câu đố hoặc hát những bài dân ca ...Đàn ông thì sửa chữa hoặc đóng mới xe ngựa, xe bò, xe trượt tuyết, sử chữa các nông cụ và đồ dùng trong nhà, làm rượu vang... Vì thế nên tục ngữ Rumani mới có câu : “Mùa đông đóng xe bò, mùa hè hò nhau đóng xe trượt tuyết”- ý nói về người biết lo xa. Gia đình nhà nào cũng có một mảnh vườn trồng nho để ăn quả và làm rượu vang. “Mùa đông, mùa nông nhàn cũng là mùa cưới” – Giáo sư Popescu nói tiếp – Nếu có dịp, chúng ta sẽ tham quan một đám cưới theo tập quán dân gian ở nông thôn.

          Rồi ông quay sang hỏi Ion, anh bạn sinh viên Rumani mời mấy thầy trò về thăm gia đình và quê hương anh.

             - Giờ này chắc chủ nhà đang nóng lòng chờ chúng ta ?

             Vẫn với giọng nói vui nhộn, nhanh nhẩu, Ion trả lời :

            -Thưa giáo sư sáng nay em dã nhận được điện thoại của bố em cho biết cả gia đình đã sẵn sàng từ chiều hôm qua, rất mong được gặp lại giáo sư, ông trợ giáo và đón các bạn của em.

            - Giáo sư Popescu với gia đình anh Ion là chỗ quen biết từ mấy năm về trước qua các dịp ông đi nghiên cứu và sưu tầm dân ca.

           Chiếc ô tô tiến gần một làng có những ngôi nhà gạch một tầng. Những ống khói nhả lên không trung làn khói  mầu ghi sẫm. Ô tô vòng qua một đoạn đường bên một cái hồ lớn, nước đóng băng, mùa này vắng bóng những con thiên nga thong thả bơi qua đám lau sậy ven bờ. Xen rẽ vào con đường làng rộng rãi và đỗ trước một cái cổng bằng gỗ có chạm trổ một số đường nét kiểu dân tộc rumani. Như mọi nhà khác ở miền quê, bên cạnh cổng phía ngoài hàng rào gỗ đặt một cái ghế dài gắn chặt xuống đất. Những buổi chiều hè sau một ngày lao động, người trong gia đình thường ra đây ngồi nghỉ, hóng mát, trò chuyện với bà con láng giềng, làng xóm.

        Nghe tiếng còi ô tô vừa đỗ ngoài đường, ông chủ nhà vội chạy ra mở toang cổng. Một người đàn ông khoảng gần 50 tuổi, cao lớn, đội mũ, khoác chiếc áo Cojoc mầu trắng ngà bằng lông cừu xuất hiện, vẻ mừng rỡ:

- Xin chào giáo sư! Chào các khách quý! Ông chủ nhà vừa nói vừa bắt tay khách rất nhiệt tình.

Ion giới thiệu với các bạn Việt Nam.

- Cha tôi đấy!

Các bạn trẻ đồng thanh chào chủ nhà:

- Chúng con chào bố ạ!.

- Xin mời vào nhà!

Một con đường nhỏ lát gạch từ cổng dẫn vào nhà, hai bên là vườn cây ăn quả có mấy cây to: Táo, lê, mận...Phía sau nhà là một vườn nho khá rộng. Từ ngoài trời giá lạnh, vào trong nhà có lò sưởi đốt củi, ấm áp quá, mọi người cởi áo khoác rồi ngồi trên những chiếc ghế bằng gỗ mộc chạm trổ đơn giản kiểu dân tộc, xung quanh một bàn tiếp khách hình tròn.

 Bà Ionescu, mẹ anh Ion bưng một khay trà mời khách. Những cốc trà đường nóng hổi, bốc hơi nhi ngút, trong có một lát chanh mỏng. Khách và chủ vừa uống trà vừa trò chuyện.

 Ông Ionescu vui vẻ  thiệu với giáo sư Popesu: “Nhà này chúng tôi đã làm được gần 3 năm nay, cũng như các gia đình xã viên khác sau khi vào nông trường, mấy năm được mùa liền, nhờ thuỷ lợi hoá và cơ khí hoá nên lần lượt xây nhà mớ xây khang trang bằng gạch”.

 Ông nhìn sang bà Ionescu giới thiệu:

- Xin giới thiệu với các vị đây là bà nhà tôi, một cây hát dân ca nổi tiếng của làng.

Một tràng vỗ tay nhiệt liệt hoan nghênh. Giáo sư Popescu phát biểu chúc mừng ông bà Ionescu có nhà mới rất đẹp và sắm thêm nhiều tiện nghi: “Như chúng ta đều biết, nhiều nhà nghiên cứu Folklor nước ngoài cũng công nhận Rumani có một kho tàng dân ca và nền văn hoá dân tộc rất phong phú. Nhân dân Rumani rất yêu mến, biết giữ gìn và phát triển không ngừng cái kho tàng vô giá này. Ông bà Ionescu cũng là một cái kho tàng nhỏ đó”.

  Bà Ionescu đỡ lời giáo sư, kể tên  nhiều người trong làng  biết nhiều dân ca và hát rất hay. Bà tuy lớn tuổi nhưng những nét đẹp và duyên dáng thời con gái như còn lắng đọng trên khuôn mặt đầy đặn và vóc dáng thon thả của bà và đặc biệt ở giọng nói trầm, ấm trời phú, khiến từ khi nhỏ bà được mệnh danh là con chim sơn ca của làng.

 Ông Ionescu giới thiệu cô con gái rượu đang ngồi bên cạnh, nói:

 - Đây là Elena, em của Ion, đang học lớp 9. Học giỏi toán và sinh vật toàn được điểm 9 và 10. Elena mơ  ước sau này làm bác sĩ. Cũng như mẹ, Elena rất thích hát dân ca.

 Lại một tràng vỗ tay ran lên. Hai chàng sinh viên vỗ tay to nhất. Ông trợ giáo Petroiu nói:

 - Chao ôi! nhanh quá! mới hôm nào, lần trước tôi về Elena vẫn còn bẽn lẽn quanh mẹ mà nay đã là một thiếu nữ thực sự rồi. Cháu đã hát được nhiều làn điệu dân ca chưa?.

 Với một giọng trong trẻo nhẹ nhàng, Elena trả lời:

- Thưa, mẹ cháu dạy cháu và cháu cũng học các bạn ở Sezătoare một số bài ạ. Elena, một thiếu nữ ở tuổi 15-16, tuổi trăng tròn, tuổi xinh đẹp nhất của đời con gái châu Âu. Cô thừa hưởng tất cả những nét đẹp nhất của mẹ và cha. Người dong dỏng cao, tóc hoe vàng mầu hạt dẻ, đôi mắt xanh ngọt ngào và thông minh trên khuôn mặt đầy đặn , da trắng hồng, với làn môi cắn chỉ tươi thắm luôn nở nụ cườt hồn nhiên, trẻ trung.

 Hai chàng thanh niên trẻ Việt Nam như  ngây ngất vì bị cô thiếu nữ xinh đẹp hút hồn, họ hướng về ông Ionescu nói vừa như thật, như đùa:

 Con xin được làm con rể bố ạ, Elena đồng ý nhé.

  Elena lại nở nụ cười rồi nhẹ nhành đi sang phòng ăn giúp mẹ chuẩn bị bữa tối.

  Ông Ionescu cười to rồi đáp lại: “Tôi chỉ có một con gái thì làm sao có hai chàng rể được?” Ông quay sang hỏi Tráng và Đàn: “Các cháu học tiếng Rumani có khó không mà nói sõi thế?  Tôi thì chắc không thể nào học được tiếng các bạn”.

Vừa lúc đó bà Ionescu Ecaterina bước vào, nhắc ông Ionescu mời khách sang phòng ăn dùng cơm tối. Mùi rượu khai vị, đun nóng, rượu vang, mùi thức ăn nóng sốt thơm lừng như mời khách cùng chủ thưởng thức tài nấu nướng và lòng mến khách của chủ nhà.

      Những chai rượu ngon nhất do chính tay ông chủ nhà làm từ nho và mận trong vườn nhà được rót ra. Tiếng chạm cốc lách cách lẫn tiếng chúc tụng lẫn nhau thân ái, chân tình của chủ và khách, rồi chuyện trò vui vẻ, không khí thật ấm cúng đậm đà. Ông Ionescu rất vui , đứng dậy nâng cốc rượu Tuica chúc sức khoẻ giao sư  Popescu, ông trợ giáo Petroiu và lần lượt chúc tất cả mọi người. Để cho không khí tăng thêm phần thân tình, ông Ionescu muốn chúc một câu bằng tiếng việt. Ông đi về phía Tráng nói : “Chúc con rể tương lai ăn ngon  “, rồi ông đề nghị Tráng : “Câu này tiến Việt nói thế nào ?” Nghe ông Ionescu bắt chước Tráng nói tiếng việt, Đàn cố gắng ăn bình thản nhưng bỗng bật ra tiếng cười. Ông Ionescu ngạc nhiên. Nhưng nghe Tráng và Đàn cố gắng giải thích, rồi ông cũng hiểu ra rằng mỗi từ tiếng việt thường có sáu âm độ khác nhau. Từ  “con rể” nếu phát sai về âm độ có nghĩa là con dê.Ông Ionescu cũng phì cười ,nhìn về phía con gái rượu, nói:

-Elena, tiếng Việt rất hay, có nhiều âm độ nên nói như hát. Con lấy chồng Việt Nam nhé , bố muốn có một chàng rể Việt Nam.

-Bố cứ trêu con mãi. Con ứ lấy chồng đâu! Mấy lị con còn bé lắm, lại đang học lớp 9.

          Buổi tối hôm ấy chủ nhà mời khách một bữa cơm gia đình với các món ăn truyền thống của Rumani: Sarmale, đùi gà rán ăn với dưa chuột, cà chua, ớt để nguyên quả muối chua.

- Ai thích ăn súp thì có món Ciorba Tărănească. Bánh mì từng chiếc tròn to bằng cái nắp giỏ ấm tích, vàng óng, dòn và thơm cắt thành từng lát, cũng do nhà làm. Tráng miệng là món nước mận có đường.

       Tất cả đều là cây nhà lá vườn do bà Ionescu và con gái tự tay chế biến. Thức ăn ngon, đồ uống ngon trong bầu không khí gia đình đầm ấm.

Trong khi Elena thu dọn bát đĩa bà Ionescu lại đem hoa quả, rượu vang, nước trà đặt lên bàn.Cuộc vui mỗi lúc càng đậm đà đằm thắm.Ông Ionescu đồng ý hát trước, sau đó mỗi người phải hát ít nhất một bài. Người nào hát xong, chỉ định người khác hát tiếp. Tuy nhiên, ông bà Ionescu và con gái Eleena vẫn là những người hát hay và nhiều nhất.

Ông Ionescu thường hát những bài hát tâm tình như: Balada, các bài cầu nguyện, thơ chúc tụng ở đám cưới, các điệu hò... Bà Ionescu và con gái thì hát những bài thuộc thể loại trữ tình như Doina, các bài hát ru... Bà Ionescu có giọng trầm và ấm. Giọng Elena thì cao, trong trẻo và mượt mà.         Elena hát một baì Doina vừa dứt, một tràng vỗ tay vang dội tán thưởng của mọi người.Cô giương đôi mắt xanh vừa hiền dịu vừa tinh nghịch nhìn quanh một lượt rồi giơ tay chỉ định người hát tiếp theo la Tráng. Một tràng pháo tay rào rào tán thưởng. Tráng hơi chột dạ vì bất ngờ nhưng mạnh dạn đứng lên đáp lại thịnh tình của Elena và mọi người, anh hát bài Cây trúc sinh.

Mọi người yên lặng chăm chú nghe, có lẽ vì lần đầu tiên được nghe một làn điệu dân ca Việt Nam do chính người Việt Nam hát. Không chờ Tráng chỉ định người hát tiếp theo, Đàn đứng lên, Đàn hát khá thành công bài “Người ơi người ở đừng về!” Mọi người trầm trồ: “Dân ca Việt Nam du dương quá! Rất đậm nét đặc trưng của Châu á...”

Cuộc giao lưu kéo dài đến khuya khi ông Ionescu yêu cầu mọi người giải tán để các vị khách quý đi nghỉ vì ngày mai giáo sư Popescu bận việc phải về Bucarest sớm. Bấy giờ mọi người mới lưu luyến lục tục ra về cùng những lời chúc tạm biệt và ngủ ngon.

Sáng hôm sau ông chủ nhà và Elena dẫn thấy trò đi thăm làng. trên đường đi, họ bắt gặp một đám cưới đang đi tới, náo nhiệt và rực rỡ. Đám  đông dân làng nhất là phụ nữ đều mặc những bộ quần áo dân tộc thêu thùa rát đẹp. Nam giới cũng có người mặc comple và cavat...Họ vừa đi vừa hát những bài hát dành cho đám cưới. Thỉnh thoảng đám thành niên lại nhảy múa phụ hoạ. Ban nhạc thì tấu lên những bản nhạc dân ca nghe rất rộn ràng, khoẻ khoắn. Chủ nhà mời Giáo sư Popuscu và  khách từ Bucarest cùng uống rượu nho chúc hạnh phúc cho cô dâu chủ rể và cùng tham gia vào điệu vũ tập thể Perinita.

Bỗng có tiếng còi ôtô ngoài ngõ. Anh lái xe đưa xe đến đón thầy trò theo giờ đã hẹn. Khách và chủ lưu luyến tiễn nhau. Những cái bắt tay và những nụ hôn. Xe từ từ chuyển bánh. Ông Ionescu, Elena và nhiều người ra tiễn, vầy tay rất lâu. Elena còn cố chạy theo xe, mọi người thấy trên khoé mắt Elena rấn rấn nước mắt. Elena nói với theo:

- Nhớ gửi thư cho em nhé. Xin đừng quên em!

X.A.

                        TRẦN NHƯƠNG

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 8
  • 8269
  • 21,885,411