Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG (2017) CỦA BCH TRUNG ƯƠNG HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI KHÓA VI

  24/10/2015

LIÊN HIỆP CÁC TCHN VIỆT NAM

HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM-RUMANI

*

 Số :  03 /2017/HVR

 

 

CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2017

QUI CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

HỘI HU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI KHÓA VI (2017-2022)

--------------------------------

Để bảo đảm cho hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam- Rumani được thuận lợi, tập trung và thống nhất. Nay ban hành Qui chế hoạt động của BCHTWƯ Hội và các Ban, Trung tâm, CLB,… với các nội dung cụ thể như sau:

Điều 1. Ban Chấp hành trung ương Hội

1. Đại hội đại biểu toàn quốc bầu ra Ban Chấp hành trung ương Hội (viết tắt là BCHTƯ Hội). BCHTƯ Hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội giữa hai kỳ Đại hội, họp thường lệ mỗi năm 01 lần.

2. Trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội, việc thay đổi, bổ sung uỷ viên trong BCHTƯ Hội phải được hơn 2/3 số uỷ viên BCHTƯ Hội biểu quyết tán thành. Việc biểu quyết có thể tiến hành bằng nhiều hình thức khác nhau: giơ tay, bỏ phiếu kín.... Hình thức cụ thể do Ban Thường vụ quyết định.

3. Số lượng uỷ viên BCHTƯ Hội được bổ sung hoặc thay thế nhiều nhất bằng 1/5 số lượng uỷ viên BCHTƯ Hội đã được Đại hội ấn định cho mỗi nhiệm kỳ.

4. Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Chấp hành trung ương Hội:

a) Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc.

b) Lãnh đạo toàn bộ công tác của Hội giữa hai kỳ Đại hội.

c) Tổ chức thực hiện các công việc chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc như: thời gian, địa điểm tổ chức đại hội; chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ Đại hội; công tác phục vụ hậu cần cho đại hội;…

d) Tổ chức thực hiện các công việc chuẩn bị cho Hội nghị hàng năm của BCH trung ương Hội như: thời gian, địa điểm tổ chức hội nghị; chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ hội nghị; công tác phục vụ hậu cần cho hội nghị v.v.

e) Quyết định Quy chế hoạt động của BCHTƯ Hội.

f) Bầu các chức danh Phó Chủ tịch Hội và Trưởng các Ban Chuyên môn. Quyết định số lượng, thành phần, quy chế hoạt động của Ban Thư ký và các Ban tham mưu giúp việc của BCHTƯ Hội.

g) Quyết định việc thành lập và giải thể các Chi hội.

h) Quyết định việc thành lập, giải thể, các tổ chức như Ban tham mưu; các cơ sở kinh tế, dịch vụ, văn hoá; các cơ sở đào tạo…có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc nhiều địa phương trên cơ sở thực hiện chương trình hoạt động của Hội.

Điều 2. Ban Thường vụ Hội

1. Ban Thường vụ là cơ quan thường trực của BCHTƯ Hội, có trách nhiệm triển khai các nghị quyết, quyết định của Đại hội và của BCHTƯ Hội giữa hai kỳ họp. Ban Thường vụ gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Tổng thư ký, Phó Tổng Thư ký Hội và một số uỷ viên BCH. Số lượng thành viên tham gia Ban thường vụ không được vượt quá 1/3 BCH TƯ Hội.

Ban Thường vụ họp định kỳ 03 tháng một lần, ngoài ra có thể họp bất thường hoặc họp mở rộng theo triệu tập của Chủ tịch Hội. 

2. Nhiệm vụ của Ban Thường vụ Hội:

a) Thay mặt BCHTƯ Hội điều hành công việc của Hội giữa hai kỳ họp.

b) Phê duyệt chức năng, nhiệm vụ, biên chế tổ chức của các Ban tham mưu; của các tổ chức kinh tế , dịch vụ,…  trực thuộc Hội. Thông qua quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm các chức vụ chủ chốt của các tổ chức trên và việc gia nhập Hội của các Hội viên tập thể.

c) Xem xét và giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu tố (nếu có);

d) Kiến nghị các hình thức khen thưởng và kỷ luật..

 

Ðiều 3. Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội

1.Chủ tịch Ban Chấp hành đồng thời là Chủ tịch Hội, các Phó chủ tịch Ban Chấp hành đồng thời là các Phó Chủ tịch Hội.

2.Chủ tịch Hội có quyền hạn và trách nhiệm:

- Ðại diện pháp nhân của Hội trước pháp luật.

- Tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ðại hội, của Hội nghị toàn thể và các quyết định của Ban Chấp hành.

- Chủ trì cuộc họp của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Hội.

- Ký quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm và trực tiếp chỉ đạo Tổng Thư ký Hội
- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và toàn thể Hội viên về các hoạt động của Hội.

- Thành lập các Ban tham mưu để tư vấn về các vấn đề cụ thể.

- Phê duyệt nhân sự cho các Ban, Trung tâm,… và các tổ chức khác do Hội thành lập theo đề nghị của Tổng Thư ký.

- Chủ trì cuộc họp Ban Chấp hành nhiệm kỳ kế tiếp cho đến khi bầu xong Chủ tịch mới.

3. Các Phó Chủ tịch Hội là người giúp việc cho Chủ tịch, được Chủ tịch phân công giải quyết từng lĩnh vực cụ thể và có thể được uỷ quyền điều hành công việc của Ban Chấp hành khi Chủ tịch vắng mặt.

Ðiều 4. Tổng Thư ký , Phó Tổng thư ký và Ban Thư ký Hội

1. Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký Hội do Chủ tịch Hội đề xuất, bổ nhiệm sau khi được đa số ủy viên Ban Chấp hành TƯ Hội biểu quyết đồng ý. Ban Thư ký là cơ quan thường trực của Hội. Tổng Thư ký đồng thời là Trưởng Ban Thư ký. Phó Tổng Thư ký thực hiện nhiệm vụ do Tổng Thư ký phân công.

2. Tổng Thư ký Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:

- Ðại diện cho Ban Thư ký Hội trong quan hệ giao dịch thường xuyên;

- Tổ chức, điều hành các hoạt động thường xuyên của  Ban Thư ký Hội;

- Xây dựng các qui chế hoạt động của  Hội, qui chế quản lý tài chính, tài sản của Hội trình Ban Chấp hành phê duyệt;

- Ðịnh kỳ báo cáo cho Ban Chấp hành về các hoạt động của Hội;

- Dự các kỳ họp của Ban Chấp hành;

- Lập các báo cáo hàng năm, báo cáo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành;

- Là người được ủy quyền (Chủ tài khoản thứ 2) quản lý tài chính và tài sản của Hội;

- Quản lý hồ sơ và tài liệu của Hội (danh sách các hội viên và các tổ chức trực thuộc, văn bản giao dịch,…);

- Chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động  Hội.

Điều 5. Ban Kiểm tra

1. Ban Kiểm tra do Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội bầu ra.

2. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra theo nhiệm kỳ của BCHTƯ Hội.

3. Ban Kiểm tra có các nhiệm vụ:

a) Kiểm tra việc thi hành Điều lệ Hội, Nghị quyết của Đại hội, các chủ trương và các chương trình công tác của Hội.

b) Kiểm tra về những vấn đề do hội viên, các Chi hội hoặc do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các cơ quan chức năng Nhà nước yêu cầu. Kết luận về các đợt kiểm tra phải thông báo đầy đủ cho BCHTƯ Hội và các Chi hội.

4. Giữa hai kỳ Đại hội, nếu cần thay đổi hoặc bổ sung các thành viên Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Kiểm tra phải thông báo cho BCHTƯ Hội và lấy ý kiến của các Chi hội. Quyết định thay thế hoặc bổ sung phải được từ 2/3 tổng số các Chi hội trở lên thông qua mới có giá trị.

5. Trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, Ban Kiểm tra có quyền yêu cầu Ban Chấp hành các cấp và các tổ chức cơ sở của Hội cung cấp mọi thông tin, tài liệu, chứng từ liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi kiểm tra của Ban.

Điều 6. Các Ban tham mưu:

1. Các Ban tham mưu là bộ máy chuyên môn, giúp việc cho Ban Thường vụ và BCHTƯ Hội theo từng lĩnh vực đã được qui định trong Điều lệ.

2. Căn cứ vào Chương trình công tác của BCH, Ban tham mưu có nhiệm vụ:

- Thực hiện nhiệm vụ theo lĩnh vực, chuyên môn được phân công.

- Xây dựng đề án từng vụ việc, trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung: sự cần thiết, mục đích yêu cầu, dự toán chi phí, giải pháp, tổ chức thực hiện,… để báo cáo Ban Thường vụ.

- Trong trường hợp đột xuất, không họp được Ban Thường vụ thì các Trưởng Ban tham mưu phải báo cáo Chủ tịch Hội (có sự tham dự của Tổng thư ký).

Điều 7. Chi hội

1.Chi hội (hoặc Hội Cựu sinh viên) là hội viên tập thể, bao gồm nhiều hội viên sinh hoạt theo vùng, địa phương hoặc theo Trường Đại học đã từng được đào tạo.

2. Chi hội thực hiện đại hội toàn thể 05 năm một lần (tùy từng trường hợp cụ thể).

3. Đại hội toàn thể hội viên của Chi hội có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Thông qua báo cáo hoạt động của Ban Chấp hành Chi hội;

b) Quyết định phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch công tác của Chi hội;

c) Bầu Chủ tịch và Phó Chủ tịch Chi hội,

d) Cử đại biểu đi dự Đại hội cấp trên.

Điều 8. Các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hội (Trung tâm, Câu lạc bộ,…):

- Phải thực hiện nghiêm chỉnh tôn chỉ mục đích qui định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội và của tổ chức mình đã được phê duyệt.

- Tuỳ theo khả năng thực tế, các đơn vị trực thuộc cần có những đóng góp thiết thực cho Hội (biểu diễn phục vụ các dịp gặp mặt, ủng hộ Quĩ hội, …) để hoạt động của Hội thêm phong phú.

- Tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình trước BCH TƯ Hội và trước pháp Luật.

Điều 9. Nguyên tắc làm việc và  quan hệ công tác:

- Nguyên tắc chung: Ban Chấp hành TƯ Hội làm việc theo nguyên tắc dân chủ, hiệp thương, quyết định theo đa số uỷ viên có mặt. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía ý kiến của Chủ tịch Hội theo đúng qui định đã được ghi trong Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Hội .

- Mọi quan hệ, giao dịch thường xuyên trên danh nghĩa Hội ra bên ngoài nói chung, với Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam nói riêng đều do Chủ tịch hoặc Tổng thư ký Hội thực hiện. Trong trường hợp đặc biệt khác phải được sự uỷ quyền của Chủ tịch Hội.

- Các văn bản phát ra trên danh nghĩa Hội sau khi đã trình Chủ tịch  hoặc người được uỷ quyền ký, đều phải đăng ký số văn bản và có bản lưu tại Ban Thư ký.

- Để thực thi công việc của Hội được nhanh chóng, tiện lợi và để giảm bớt các cuộc họp; các giao dịch, trao đổi…của các uỷ viên  Ban Thường vụ,  BCH chủ yếu được thực hiện thông qua trang web, hộp thư điện tử chung của Hội (viromas@yahoo.com.vn), các hộp thư cá nhân và phương tiện thông tin khác.

Điều 10. Điều khoản thi hành:

Qui chế đã được Ban Thường vụ thông qua. Mọi thành viên trong BCH, Ban Thường vụ và hội viên của Hội hữu nghị Việt Nam- Rumani có trách nhiệm thi hành những qui định trong Qui chế này. Qui chế  có hiệu lực từ ngày ký.

Nơi gi:

  • Như trên;
  • Liên hiệp các TCHN (để b/c);
  • L­ưu: BTK.

TM BCH  TW HỘI

Chủ tịch

(Đã ký)

Tống Văn Nga

 

 

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 2
  • 1390
  • 22,362,885