Đăng nhập
NHIÊM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2018
Ngay ngày đầu tiên của năm mới 2018 (1/1/2018), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Chú trọng các nhiệm vụ phát triển văn hóa, xã hội; thực hành dân chủ và công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Căn cứ mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng hệ thống chỉ tiêu cụ thể phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực công tác được giao; tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp.
Trong đó, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cụ thể, điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính sách khác; phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%.
Tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến lạm phát và thị trường tiền tệ; phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô; ổn định và phát triển thị trường ngoại tệ, tiếp tục tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên, khu vực sản xuất, kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trong phạm vi dự toán được giao. Mở rộng cơ sở thuế, tạo chuyển biến rõ nét trong việc quản lý thu, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển giá, trốn lậu thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền phương án xử lý nợ đọng thuế không có khả năng thu hồi, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế xuống dưới 5% tổng thu ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu ngân sách 3% so với dự toán Quốc hội giao. Triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách, rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nước ngoài...; chỉ ban hành mới cơ chế, chính sách chi ngân sách nhà nước khi có nguồn tài chính đảm bảo. Kiên quyết cắt giảm những khoản chi thường xuyên ngân sách trung ương đã được giao trong dự toán đầu năm, nhưng đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 chưa phân bổ, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,7% GDP.
Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ. Phấn đấu đến cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ Chính phủ khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý triển khai Luật Quản lý nợ công, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững theo tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị. Tăng cường quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực ngân sách nhà nước gắn với huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện thể chế, pháp luật theo hướng bảo đảm nguyên tắc ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo, trong đó có cơ chế phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi phù hợp, khắc phục hiệu quả tình trạng tỷ trọng nguồn thu ngân sách trung ương giảm và cân đối ngân sách trung ương khó khăn như hiện nay.
Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công, kiên quyết phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động đầu tư công; chấn chỉnh những bất cập trong các dự án đối tác công tư, nhất là các dự án BOT. Triển khai nhanh, quyết liệt công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công; đẩy nhanh tốc độ thực hiện và giải ngân ngay từ những tháng đầu năm, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, dự án hạ tầng quan trọng. Phấn đấu giải ngân 100% dự toán chi đầu tư phát triển được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao. Tăng cường các biện pháp để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản.
Thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh mở rộng thị trường gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Bảo đảm cân đối xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8% đến 10% so với năm 2017, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Triển khai các biện pháp phòng vệ thương mại, các hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế; tăng cường quản lý, kiểm soát nhập khẩu; cải thiện tình trạng thâm hụt thương mại với các thị trường nhập siêu cao. Phát triển mạnh thị trường trong nước; xây dựng hệ thống phân phối đồng bộ và hiệu quả. Tăng cường quản lý doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối bán lẻ phù hợp với cam kết mở cửa thị trường, đẩy mạnh kết nối giữa nhà phân phối và nông dân tại các vùng sản xuất nông sản. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10%.
Triển khai hiệu quả các biện pháp bình ổn giá cả, thị trường; tiếp tục điều chỉnh theo lộ trình giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý. Tạo thuận lợi thương mại kết hợp với tăng cường công tác quản lý, kiểm tra thị trường, các biện pháp phòng chống và xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Theo dõi sát diễn biến, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thị trường bất động sản. Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các công cụ, giải pháp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, bền vững, không để xảy ra tình trạng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, bảo đảm tính công khai minh bạch của thị trường; nâng cao chất lượng công tác thống kê và phân tích, dự báo về tình hình kinh tế vĩ mô; chủ động phương án, giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả đối với diễn biến tình hình trong nước, quốc tế.
Tập trung cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, thuế, hải quan, nông nghiệp, nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin, khởi nghiệp, phát triển du lịch, tiếp cận tín dụng, bảo hiểm xã hội, chính sách đối với người có công, lý lịch tư pháp, hộ tịch..., giảm thời gian thực hiện thủ tục và chi phí hoạt động của người dân, doanh nghiệp. Cải thiện căn bản, tạo chuyển biến mạnh mẽ các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh, trong đó tập trung cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; cắt giảm, đơn giản hóa 50% điều kiện đầu tư kinh doanh. Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp. Phấn đấu năm 2018 cải thiện đáng kể về thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng của thế giới, đưa Việt Nam vào nhóm ASEAN-4 về năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh.
Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ cao và các tập đoàn đa quốc gia gắn với phát triển doanh nghiệp trong nước và công nghiệp hỗ trợ. Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường.
Thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược
Tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược. Cụ thể, đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Tập trung xây dựng, hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã có hiệu lực, khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật. Chuẩn bị tốt các dự án Luật trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại các kỳ họp năm 2018, trọng tâm là Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công; sửa đổi các luật liên quan đến đất đai, xây dựng, nhà ở, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành... Tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện pháp luật về đầu tư, nhất là đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Có cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển và đầu tư kinh doanh.
Hoàn thiện thể chế về phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, giáo dục và đào tạo, để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Huy động mạnh mẽ doanh nghiệp tham gia vào đào tạo, nhất là trong các lĩnh vực đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch, gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thực hiện đồng bộ ba nội dung về quy hoạch lại mạng lưới, tự chủ đại học và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt gắn với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng dần quy mô các chương trình đào tạo chất lượng cao, các chuyên ngành khoa học liên quan đến công nghệ, kỹ thuật và những ngành thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển thị trường lao động một cách đầy đủ, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Rà soát mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đổi mới quản lý, giao quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nghề nghiệp, tăng cường công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm, và hỗ trợ kiến thức khởi nghiệp cho người dân, đặc biệt là thanh niên.
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiệu quả; tập trung rà soát, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch liên quan đến kết cấu hạ tầng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo các quy định pháp luật về quy hoạch. Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tăng tính hấp dẫn để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, lưới điện, thủy lợi, hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu... Kiểm soát chặt chẽ tiến trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước xây dựng các đô thị đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đô thị thông minh, xanh, tiết kiệm năng lượng, thích ứng với biến đối khí hậu. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về đối tác công tư. Chấn chỉnh những bất cập trong hình thức đầu tư đối tác công tư, khẩn trương rà soát tổng thể hình thức đầu tư BOT, các trạm BOT giao thông đường bộ nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân; lựa chọn nhà đầu tư có năng lực về tài chính và chuyên môn, kỹ thuật. Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án quan trọng, công trình thiết yếu có quy mô lớn, có sức lan tỏa, kết nối giữa các vùng miền, nhất là hạ tầng tại các khu vực trọng điểm, đô thị lớn, như tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cảng biển, điện và năng lượng, các dự án giảm ùn tắc giao thông; đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên, tuyến hành lang ven biển phía Bắc và phía Nam; kết nối một số tuyến giao thông trong tổng thể hành lang Đ ông Tây, hành lang Xuyên Á...
Nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động
Nghị quyết nêu rõ, tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Quốc hội, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Sớm phê duyệt và tổ chức thực hiện đồng bộ tất cả các đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành, lĩnh vực trọng tâm. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, giám sát và chỉ đạo thực hiện, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong năm 2018.
Tổ chức thực hiện quyết liệt và khẩn trương Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng. Đẩy mạnh triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020. Tạo chuyển biến căn bản về quản trị ngân hàng, hiệu quả và an toàn hoạt động. Tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thị trường tiền tệ. Đẩy mạnh phát triển thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm; chú trọng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; có giải pháp bảo đảm phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh, an toàn, bền vững
Đẩy mạnh cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa; đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển 26%, tỷ trọng chi thường xuyên 64,1% trong tổng chi ngân sách nhà nước; bảo đảm chi an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và quốc phòng, an ninh theo dự toán Quốc hội giao.
Cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước và bảo đảm bền vững an toàn nợ công. Tăng cường hiệu quả đầu tư công, bảo đảm cân đối về đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP; tăng tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội lên khoảng 41%; giá trị hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) năm 2018 đạt khoảng 6,0. Xây dựng định hướng thu hút có chọn lọc các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; triển khai vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài; đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.
Thành lập Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tổ chức phân công, phấn cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nhiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Đẩy mạnh cổ phần hóa gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo các nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, đúng pháp luật và đảm bảo lợi ích cao nhất của Nhà nước. Tạo chuyển biến căn bản trong việc xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Cơ bản hoàn thành sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm trường theo Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã kiểu mới, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn và thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tăng cường quản lý, hạch toán và thống kê khu vực kinh tế phi chính thức. Phấn đấu thành lập mới 135 nghìn doanh nghiệp trong năm 2018.
Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập; tăng quyền tự chủ và thúc đẩy xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu, xây dựng chương trình quốc gia về tăng trưởng năng suất lao động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học quản lý, chất lượng đào tạo nghề, cải thiện quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp, phấn đấu năng suất lao động xã hội tăng trên 6%; cải thiện tích cực tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP, năm 2018 đạt trên khoảng 46%; cải thiện các mặt của lĩnh vực xã hội, nâng dần giá trị và vị trí xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam trên bảng xếp hạng của thế giới.
Phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, các quy trình sản xuất tiên tiến, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Tổ chức lại một cách thực chất sản xuất nông nghiệp, khuyến khích phát triển liên kết theo chuỗi giá trị, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ; giảm chi phí trung gian để nâng cao thu nhập cho nông dân; nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam; phát triển kinh tế rừng, kinh tế biển; thực hiện đồng bộ các giải pháp để khắc phục tình trạng đánh bắt hải sản trái phép, không đăng ký, không khai báo. Đẩy mạnh thực hiện Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2017 và Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu năm 2018 có ít nhất 52 huyện và 37% xã đạt chuẩn nông thôn mới; tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 3,0%, kim ngạch xuất khẩu đạt 36 - 37 tỷ USD.
Phát triển mạnh công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp phục vụ nông nghiệp; công nghiệp hỗ trợ gắn với liên kết chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia. Tập trung đổi mới công nghệ, thân thiện với môi trường trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng, khai khoáng... Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 7,7%, trong đó công nghiệp khoảng 7,3%, xây dựng khoảng 9,2%.
Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics, du lịch...; thúc đẩy xuất khẩu các ngành dịch vụ có tiềm năng; minh bạch, hiện đại hóa thị trường vui chơi có thưởng và xổ số. Tăng cường và đổi mới công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo; xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam và từng vùng, từng địa phương nhằm từng bước phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đạt khoảng 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực dịch vụ đạt khoảng 7,4%.
Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cơ chế, tập trung chỉ đạo điều phối liên kết vùng, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương. Phát huy mạnh mẽ vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm kinh tế lớn, các thành phố lớn; chủ động thúc đẩy liên kết giữa các vùng với các nước trong khu vực trong điều kiện hội nhập.
Bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Thực hiện đầy đủ và toàn diện các chính sách bảo đảm an sinh và nâng cao phúc lợi xã hội. Tập trung thực hiện tốt chính sách người có công với cách mạng, giải quyết căn bản hồ sơ tồn đọng, trong đó hoàn thành dứt điểm chương trình hỗ trợ người có công về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ trong năm 2018. Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở giá thấp, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình phát triển nhà ở quốc gia, nhất là các chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Tăng cường chỉ đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực bảo đảm hạ tầng xã hội, trước hết là nhà trẻ, mẫu giáo, trường học ở các khu công nghiệp tập trung. Tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều) giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%. Thực hiện kịp thời, đồng bộ, có hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo các chính sách, đề án đã được phê duyệt, nhất là các chính sách đặc thù. Phát triển thị trường lao động, tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%; hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; thực hiện nghiêm quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, đặc biệt là đổi mới hoạt động y tế cơ sở gắn với quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn và chấn chỉnh công tác quản lý, phân phối, bán lẻ dược phẩm. Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động của y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, ngăn chặn kịp thời dịch bệnh. Giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, đưa 5 bệnh viện trung ương và tuyến cuối vào hoạt động, phát triển y tế ngoài công lập, phấn đấu đạt tỷ lệ 26 giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã), tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế cao hơn 88,5%. Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả đấu thầu thuốc tập trung. Điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; chống lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra hoạt động khám chữa bệnh, bảo đảm an toàn trong cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm; giảm thiểu ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm; xử lý nghiêm các trường hợp làm hàng giả, hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng.
Rà soát quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo trong cả nước, trọng tâm là sư phạm gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Tập trung xây dựng chương trình, sách giáo khoa, tập huấn, bồi dưỡng giáo viên. Đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông. Tăng cường xã hội hóa giáo dục, khuyến khích thành lập mới các trường tư thục chất lượng cao. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm gắn với trách nhiệm giải trình của các trường đại học; đổi mới cơ chế quản trị, quản lý các trường phổ thông. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp, trình độ đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý giáo dục. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp trong và ngoài nước trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học.
Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Đổi mới cơ chế hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp. Tiếp tục xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách để khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với doanh nghiệp và phát triển theo chuỗi giá trị các sản phẩm trọng điểm của quốc gia. Hoàn thiện hành lang pháp lý hướng dẫn thi hành Luật Chuyển giao công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ. Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức triển khai đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia; tập trung hỗ trợ phát triển và khai thác tài sản trí tuệ; Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” nhằm tạo hệ sinh thái và dữ liệu lớn để phổ biến tri thức khoa học và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo…
Chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực tiếp cận xu hướng công nghệ tiên tiến, hiện đại; chủ động nắm bắt, khai thác có hiệu quả các cơ hội to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Tập trung hoàn thiện cơ chế, thể chế, chính sách, pháp luật theo kịp kinh tế số, công nghiệp thông minh. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, trong đó, công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin đóng vai trò hạ tầng của hạ tầng. Phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số; phát triển doanh nghiệp số. Tiếp tục xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện chính sách ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp tham gia ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt. Xây dựng Chương trình trọng điểm cấp quốc gia về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phục vụ các nhà khoa học, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, làm cơ sở nhân rộng các kết quả ra khối doanh nghiệp.
Phát triển toàn diện hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, thúc đẩy khởi nghiệp trong mọi ngành, mọi lĩnh vực; hỗ trợ, thu hút đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ thành lập, phát triển và liên kết hoạt động các không gian làm việc chung, vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các tổ chức thúc đẩy kinh doanh khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tập trung hợp tác theo chiều sâu với các đối tác quốc tế, kết nối cộng đồng khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài và cộng đồng trong nước để trao đổi, học tập kinh nghiệm triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Chú trọng các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo giải quyết các khó khăn, đặc biệt là trong tiếp cận nguồn vốn.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội. Đổi mới, khắc phục bệnh hình thức trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ưu tiên nguồn lực và thực hiện tốt các chính sách phát triển văn học nghệ thuật, đội ngũ văn nghệ sỹ, trí thức. Đẩy mạnh bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, chú trọng cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài; kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý chặt chẽ đất đai, khắc phục tình trạng lãng phí tài nguyên đất, đất để hoang hóa hoặc sử dụng sai mục đích; chống thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước từ lợi ích chênh lệch giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do quy hoạch hoặc các dự án hạ tầng đem lại. Khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn nước xuyên biên giới, nhất là hệ thống sông Mê Công. Thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên và các quy định pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng khoảng 41,6%; xử lý nghiêm, triệt để tình trạng khai thác và phá rừng bất hợp pháp, khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát, đá, sỏi,... trái phép.
Triển khai xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên và môi trường, nhất là về đất đai, quan trắc tài nguyên và môi trường, cơ sở dữ liệu liên ngành về đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng và khuyến khích xã hội hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo về tài nguyên và môi trường, kết nối giữa trung ương với địa phương. Tăng cường công tác kiểm soát đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Triển khai hệ thống tiêu chuẩn về môi trường nhằm lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, không cấp phép cho các dự án không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về môi trường. Ban hành và thực hiện cơ chế đột phá huy động nguồn lực, thu hút đầu tư, xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường. Xây dựng và hoàn thành phương án triển khai công tác điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải. Phấn đấu đạt mục tiêu 88% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
Triển khai lồng ghép mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo các cam kết quốc tế của Việt Nam vào các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành và địa phương. Tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch, bố trí lại dân cư tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất... Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời cho người dân, thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mùa vụ, ngành nghề phù hợp, hiệu quả gắn với thị trường tại các vùng tái định cư và vùng bị tác động bởi thiên tai, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các mô hình kiến trúc, vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường; vật liệu xây dựng sử dụng cho các công trình ven biển và hải đảo; nhà ở thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, giải quyết hiện tượng sụt lún nền đất, ngập lụt ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng quy hoạch tích hợp, phát triển hệ thống hồ chứa điều tiết thích ứng với biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán và triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính
Nhiệm vụ, giải pháp khác là thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo.
Cụ thể, tiếp tục triển khai mạnh mẽ và toàn diện cải cách hành chính. Tập trung xây dựng, triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập. Trọng tâm là nhanh chóng kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách tiền lương; thu gọn đầu mối bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổng cục.... Hoàn thiện tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập. Trong năm 2018, phấn đấu giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập.
Quản lý chặt chẽ số lượng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp. Dừng việc giao bổ sung biên chế. Chấm dứt việc tự phê duyệt và giao biên chế vượt quá số đã được cấp có thẩm quyền giao; có kế hoạch và giải pháp để giải quyết dứt điểm số biên chế vượt quá số biên chế được giao. Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết số biên chế được giao phải xem xét, cắt giảm phù hợp. Trong năm 2018, giảm 1,7% biên chế công chức so với số giao năm 2015; giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với số giao năm 2015.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ và hoạt động của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tạo động lực và áp lực, chuyển biến thái độ xử lý gắn với trách nhiệm chính trị trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu. Kịp thời thay thế các cán bộ, công chức trì trệ, cản trở, không hoàn thành nhiệm vụ. Xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật các tổ chức và cá nhân có vi phạm trong thực thi công vụ. Đẩy mạnh đổi mới phương thức, lề lối làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; giảm hội họp, giấy tờ hành chính và chế độ báo cáo, tăng cường họp trực tuyến và tin học hóa các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; khắc phục tình trạng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán chồng chéo; xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả; nhân rộng mô hình trung tâm hành chính công hoạt động hiệu quả, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, vi phạm pháp luật, sách nhiễu người dân và doanh nghiệp.
Xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ người dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý hồ sơ công việc trên mạng máy tính trong các cơ quan hành chính, trước hết là ở các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Thực hiện kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp. Tạo chuyển biến tích cực trong mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân thông qua việc thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông và các dịch vụ công trực tuyến; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Xử lý dứt điểm và công khai kết quả xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính. Tăng cường thực hiện công tác bảo đảm an toàn, có phương án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố mất an toàn thông tin, an ninh mạng.
Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử; phấn đấu nâng cao chỉ số đánh giá về Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc đối với cả ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn nhân lực (HCI); phối hợp với các cơ quan đánh giá của Liên hợp quốc để kịp thời cung cấp thông tin chính xác, cập nhật về tình hình xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử tại các cơ quan nhà nước của Việt Nam.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng. Tập trung chỉ đạo điều tra các vụ án tham nhũng lớn để truy tố, xử lý nghiêm minh trước pháp luật theo tinh thần không có vùng cấm, tất cả hành vi vi phạm để phải được xử lý đúng pháp luật. Mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tiếp thu những kinh nghiệm tốt của thế giới để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Đẩy mạnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai thanh tra theo kế hoạch gắn với thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều quan tâm, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo như: Đất đai, tài nguyên khoáng sản, các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài,...
Tập trung rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%. Xử lý nghiêm những trường hợp kích động, lôi kéo công dân khiếu kiện đông người hoặc lợi dụng khiếu kiện để gây rối.
Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng
Giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trọng tâm là tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc gắn chặt với thế trận an ninh nhân dân; chủ động nắm chắc tình hình, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch, phản động, không để bị động, bất ngờ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Đẩy mạnh đối ngoại về quốc phòng, an ninh, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, lợi ích quốc gia và các hoạt động kinh tế biển; tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại, có chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu cao, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Kiên quyết xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng; không hình sự hóa các quan hệ dân sự kinh tế. Thực hiện quyết liệt, đồng bộ các g
Tin tức mới
NHỮNG GIÁO SƯ NỔI TIẾNG – NHỮNG NHÀ TƯ TƯỞNG LỚN
Trong những năm học tại Khoa Hóa công nghiệp Silicat, tại Trường Đại học Bách Khoa Bucutesti (Viết tắt là IPB) khóa 1965-1971
ROMANIA XUẤT BẢN CUỐN “VIỆT NAM: HÒA BÌNH, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN”
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, nhà xuất bản Đại học Craiova (Romania) vừa xuất bản cuốn sách “Việt Nam: Hòa bình, hội nhập và phát triển” của tác giả Cristian Toma – Tổng Biên tập báo Monitor Oltenia, hội viên của Trung tâm Báo chí điều tra Romania (
VIỆT NAM TIẾP NHẬN 300.000 LIỀU VACCINE ASTRAZENECA DO CHÍNH PHỦ ROMANIA GỬI TẶNG
Ngày 25/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra Lễ tiếp nhận tượng trưng 300.000 liều vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 do Chính phủ Romania gửi tặng Việt Nam.
BÁO NGA: KỲ TÍCH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM KHIẾN NHIỀU NƯỚC PHẢI "LO SỢ"
Việt Nam đã thoát khỏi danh sách nước nghèo nhanh hơn bất kỳ nước nào trong lịch sử hiện đại và tạo nên kỳ tích tăng trưởng kinh tế, GDP khiến chính các nước láng giềng phải "ghen tị".
HỌP NHÓM CÔNG TÁC CHUNG VỀ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - RUMANI
Ngày 28 tháng 04 năm 2021, Nhóm Công tác chung về Kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam và Rumani đã tổ chức Phiên họp đầu tiên bằng hình thức trực tuyến,
CẦN LÀM GÌ ĐỂ HÀNG TRIỆU TỶ ĐỒNG VÓN ĐẦU TƯ PHÁT HUY TỐI ĐA HIỆU QUẢ?
Từng bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát kỹ, giảm mạnh số dự án chưa thực sự cấp bách, cần thiết.
CHUYỂN TRẠNG THÁI PHÒNG CHỐNG DỊCH TỪ PHÒNG NGỰ SANG CHỦ ĐỘNG PHẢN CÔNG
Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới,
CHÍNH PHỦ MỚI
Việt Nam sắp có Chính phủ mới. Chính phủ sẽ bắt đầu nhiệm kỳ khi quy mô nền kinh tế đã vượt qua Singapore và Malaysia.
TRÁI TIM MẸ
Trái tim Mẹ như đại dương sâu thẳm, Chứa nhiều điều mà ta chẳng thể khám phá ra. Trái tim đầy yêu thương và chứa chất buồn lo, Chính vì thế làm trẻ thơ nhầm lẫn.
NỢ, LỠ?
Nợ nhau mấy mùa hoa trắng Sáng trời phố cổ ngày xuân Hẹn bao lần rồi vẫn lỡ Hoa tàn hoa nở bao lần...
ĐIỆN MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG CSVN LẦN THỨ 13 CỦA HỘI HỮU NGHỊ TƯƠNG HỖ RUMANI - VIỆT NAM
Stimati prieteni vietnamezi,
CHÍNH SÁCH "ĐỔI MỚI" ĐÃ ĐEM ĐẾN SỰ PHÁ TRIỂN NGOẠN MỤC CHO VIỆT NAM
Đảng Lao động Thụy Sĩ đánh giá chính sách Đổi Mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra từ Đại hội VI năm 1986 đã đem đến sự phát triển ngoạn mục cho Việt Nam, hình ảnh của Việt Nam và đời sống người dân đã có những thay đổi to lớn.
10 SỰ KIỆN NỎI BẬT NĂM 2020
Năm 2020, Việt Nam không chỉ vượt qua những khó khăn, thử thách chưa có tiền lệ, đặc biệt là đại dịch COVID-19 và bão, mưa lũ, thiên tai lịch sử ở miền Trung, mà còn đạt được những thành tựu quan trọng
THƯ CỦA ÔNG ANDRESCU MIHAI - CHỦ TỊCH HỘI HỮU NGHỊ BÔNG SEN RUMANI - VIỆT NAM GỬI HỘI NHÂN DỊP GẶP MẶT 2020
Mare sărbătoare “Aniversarea de 102 ani a zilei Naționale a ROMÂNIEI”
KINH TẾ RUMANI NĂM 2020 VÀ TÌNH HÌNH NGƯỜI VIỆT NAM TẠI ĐÂY
Đại dich COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của toàn nhân loại trong năm 2020 . Liên minh Châu Âu (EU) trong đó Rumani là một thành viên là khu vực bị ảnh hưởng rất nặng nề.
GẶP GỠ ĐỒNG NGHIỆP Ở THỦ ĐÔ DẦU LỬA
Những trái cây chín vừa hái ngọt ngào như hương vị của tình đồng nghiệp giữa ba anh em chúng tôi và tình cảm của chị Maria Hant, cũng là một đồng nghiệp trên mảnh đất của Thủ đô dầu lửa - Thủ đô vàng đen.
Bài 6: BẠN CÙNG LỚP VÀ NHỮNG KỶ NIỆM ĐẸP NHƯ MƠ
Sợi dây tình cảm “bạn đồng môn” trong những năm học tập ở Khoa Công nghệ lọc hóa dầu của Học viện Dầu khí Địa chất Bucarest đã gắn kết chúng tôi suốt ngần ấy năm trời, vượt biên giới với khoảng cách hơn nửa vòng trái đất.
Bài 5: THÀNH CÔNG BAN ĐẦU TỪ SỰ HỢP TÁC CHÂN THÀNH
Những năm gần đây, các hoạt động hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Rumani đã không ngừng được tăng cường và phát triển. Hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học là một trong những lĩnh vực mà cả hai nước đều quan tâm và chú trọng hàng đầu.
Bài 4: CỰU SINH VIÊN RUMANI VÀ TRÍ TUỆ DẦU KHÍ VIỆT NAM
Qua 40 năm xây dựng và phát triển, bằng những thực tiễn hoạt động và đóng góp vào sự nghiệp dầu khí của đất nước,
Bài 3: CẢI TIẾN VÀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊA VẬT LÝ CỦA RUMANI VÀO VIỆC TĂM DÓ DẦU KHÍ Ở VIỆT NAM
Phương pháp điện trường nhân tạo trực giao (ĐNT) được Đoàn thăm dò điện 36D của Liên đoàn Địa chất dầu mỏ 36
Bài 2 : VÀI CÂU CHUYỆN HỢP TÁC DẦU KHÍ VIỆT - RU
Trong quá trình phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam, sự hợp tác với Rumani và các nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đầu đầy khó khăn của thập niên 1960 và 1970 là hết sức quan trọng.
Bài 1: TINH HOA NỀN GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH DẦU KHÍ RUMANI
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Rumani, Ban Biên tập xin đăng tải loạt bài viết về quan hệ hợp tác Việt Nam -Rumani trong lĩnh vực dầu khí.
KINH TẾ - THƯƠNG MẠI RUMANI SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2020
Tình hình chính trị, xã hội của Rumani những tháng đầu năm 2020 tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất ổn.
EC DỰ BÁO NỀN KINH TẾ EUROZONE SẼ GIẢM 7,7% TRONG NĂM NAY
Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/5 cho biết, nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ giảm ở mức đáng ngạc nhiên 7,7% trong năm 2020 do hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
TÔI MUỐN
Hôm trước tôi có nhận được bài thơ do ông Mihai Condrescu gửi tặng nhân dịp mọi người đang phải trải qua giai đoạn khó khăn do virus COVID-19 gây ra.
CHỈ LÀ EM - NGƯỜI PHỤ NỮ
Tôi xin dịch tặng bài thơ cho phái đẹp chúng ta- món quà tri ân nhân ngày 8/3.
NGÀNH XE HƠI TOÀN CẦU LAO ĐAO VÌ DỊCH CORONA
Các nhà máy sản xuất ôtô trên thế giới tạm ngưng hoạt động vì thiếu nguồn cung linh, phụ kiện từ Trung Quốc.
CHUỘT - ĐỒNG MINH VĨ ĐẠI NHẤT TRONG PHÁT TRIỂN Y HỌC
Mỗi ngày, trên thế giới có đến 25 triệu con chuột đang nằm trong các phòng thí nghiệm giúp các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm
TÌNH HÌNH KINH TẾ RUMANI NĂM 2019 VÀ QUAN HỆ HỢP TÁC VIÊT NAM- RUMANI
Năm 2019 là năm Rumani có nhiều sư kiện quan trọng, trước hết đó là năm bầu cử Tổng thống và Quốc hội ,
NỀN KINH TẾ INTERNET CỦA ĐÔNG NAM Á CÓ THỂ VƯỢT 100 USD TRONG 2019
Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á đang trên đà vượt quy mô 100 tỷ USD trong năm nay, trước khi tăng gấp 3 lần vào năm 2025, đưa khu vực trở thành một trong những thị trường thương mại trực tuyến tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới.
THAY ĐỔI CUỘC CHƠI PPP TẠI VIỆT NAM
Mô hình đối tác công tư (PPP) được xem là một trong những phương thức hiệu quả nhất để triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.
CUỘC ĐỜI SAU 40 NĂM
Chẳng có gì sau lãng phí bao năm Bởi ta chẳng biết sống sao ra sống
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN NHẰM DỊCH CHUYỂN TÀI SẢN RA NƯỚC NGOÀI CÓ XU HƯỚNG TĂNG
Dự án kinh doanh bất động sản nhằm dịch chuyển tài sản hoặc để được cư trú dài hạn ở nước ngoài đang có xu hướng tăng
MIHAI EMINESCU CẢ MỘT TRỜI YÊU
Mạo muội ghép chủ đề các bài thơ của Mihai Eminescu thành bài thơ này
NGÀY GẶP MẶT
Thân tặng các bạn khoa ngữ văn- UBB TP CLUJ- Rumani niên khóa 1969 (1970-1974).
SÒNG PHẲNG VỚI LỊCH SỬ KHÔNG PHẢI LÀ KÍCH ĐỘNG HẬN THÙ
Nhiều người dân Trung Quốc hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi.
THỦ TƯỚNG DỰ DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM - ROMANIA
Chiều 15/4 (giờ Việt Nam), tại Bucharest, dự Diễn đàn Doanh nghiệp Romania-Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, chính các doanh nghiệp quyết định quy mô hợp tác giữa hai nước.
THỦ TƯỚNG THĂM HỎI BÀ CON VIỆT KIỀU TẠI ROMANIA
Chiều 14/4 (giờ địa phương), tức tối 14/4 giờ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phu nhân và đoàn cấp cao Việt Nam đã đến thăm hỏi cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt tại Romania.
BÀ TÔI
Để tôn vinh công lao của những người Bà và Mẹ nhân dịp Ngày Quốc Tế phụ nữ. Tôi xin dich tặng các bạn trên phố Phây bài thơ "BÀ TÔI" của nhà thơ người Ru đăng trên trang " Đất nước Rumani xinh đẹp" (România e frumoasă) ngày 6/3/2019:.
EM LÀM TẤT CẢ CHỈ VÌ EM LÀ NGƯỜI VỢ TRONG GIA ĐÌNH.
Hai mươi tư tiếng trong một ngày, Lúc em đóng vai mẹ hiền, lúc là phụ nữ Lại có khi phải là cô gái trẻ Để chiều anh,
UỐNG RƯỢU ĐÚNG CÁCH NHƯ THẾ NÀO?
Uống chậm, đúng tiêu chuẩn, liều lượng; tránh rượu pha và uống khi đói để bảo vệ sức khỏe.
INFORMATII CE AR TREBUI PUBLICATE PE PRIMA PAGINA A TUTUROR PUBLICATIILOR DIN ROMANIA si pe toate posturile TV
Noi ne uitam la televizor la toate nulităţile si de oamenii prezentaţi mai jos ştie foarte putina lume.
CLUJ - NGÀY TRỞ LẠI
(Ghi chép sau chuyến đi thăm România từ 12-8 đến 26-8-2018)
HAI NĂM TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG CỦA KINH TẾ RUMANI (2017-2018)
Hai năm 2017 và 2018 cả nước Rumani đã triển khai rất nhiều hoạt động có ý nghĩa nhằm tiến tới kỷ niệm 100 năm ngày thống nhất đất nước ( 01/12/1918-01/12/2018)..
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC KINH TẾ, ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - RUMANI
Tại cuộc gặp gỡ và làm việc với Bộ trưởng Bộ Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Rumani (MMACA) Stefan-Radu Oprea vừa diễn ra tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
BÀI THƠ VIẾT VỘI
Tôi cứ mong một buổi được trở về Miền đất xưa đi qua thời son trẻ Dòng sông Dambovita êm đềm đến thế Chuyến tramvai đưa bước mỗi sớm chiều
THĂM LẠI BIỂN ĐEN (HẮC HẢI)
Thăm lại biển Đen xưa một thời trai trẻ Nhớ những ngày hè rực lửa Constanta .
MẢNH ĐẤT LÀNH TRÊN SÔNG DANUBE
Chỉ trải qua một nhiệm kỳ công tác tại Romania, nhưng Đại sứ Lê Mạnh Hùng và Phu nhân đã quyết định tổ chức đám cưới cho con gái mình bên dòng Danube tại đây – như một minh chứng cho tình cảm sâu nặng mà ông bà dành cho quốc gia Đông Nam Âu này.
RUMANI ĐỨNG THỨ TƯ CHÂU ÂU VỀ TRỮ LƯỢNG VÀ SẢN XUẤT KHÍ TỰ NHIÊN
Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí toàn cầu BP, năm 2017 Rumani đứng thứ tư châu Âu về trữ lượng và sản xuất khí tự nhiên (Natural Gas).
NGƯỜI NHẬT XỬ LÝ RÁC KHÁC NGƯỜI VIỆT NHƯ THẾ NÀO
Người dân Nhật phải tự phân loại rác theo 3 loại vào các túi nilon, đến ngày đổ rác thì tự để vào chỗ quy định.
MAREA UNIRE DIN 1918
(Mời mọi người đọc báo Apostolul số ra tháng 3/2018 lấy qua Google vì bài dài 22 trang, BBT chỉ đăng phần giới thiệu của ĐS Valeriu Arteni).
INFORMATII CE AR TREBUI PUBLICATE PE PRIMA PAGINA A TUTUROR PUBLICATIILOR DIN ROMANIA SI PE TOATE POSTURILE TV
Noi ne uitam la televizor la toate nulităţile si de oamenii prezentaţi mai jos ştie foarte putina lume.
LOẠI LÁ NGỪA ĐƯỢC TIỂU ĐƯỜNG, CHỐNG UNG THƯ VÀ CHỮA CẢ SỎI THẬN CÓ NHIỀU Ở VIỆT NAM
Điểm mặt 10 tác dụng cho sức khỏe khi ăn húng quế.
TÔI YÊU ĐẤT NƯỚC HÌNH CHỮ S CỦA CHÚNG TA
Chẳng có nơi nào thân thương hơn thế Suốt đời này... Tổ quốc của tôi ơi !
DUNĂREA .
Dunărea , dunărea… Giọng hát trong xanh khi cất tiếng mời chào : Hai , Dunărea …mea * ngọt ngào thánh thót
THƯƠNG MẠI VIỆT -HÀN HƯỚNG TỚI MỐC 100 TỶ USD NĂM 2020
Sau 25 năm, thương mại Việt - Hàn hai chiều cán mốc 60 tỷ USD nhưng chỉ khoảng 3 năm nữa con số này dự kiến sẽ là 100 tỷ USD...
4 ĐIỂM SÁNG HỨA HẸN CÚ HÍCH CHO BẤT ĐỘNG SẢN 2018
Lực đỡ chính sách, môi trường đầu tư ổn định, an toàn và tham vọng về đô thị thông minh có thể tạo bước ngoặt lớn cho bất động sản.
XA MÀ GẦN SAU BA LẦN GẶP THẦY GẶP BẠN
Tình cờ, ngẫu nhiên và cơ duyên đã đưa chúng tôi xích lại gần nhau hơn, đó là câu chuyện trong 7 năm chúng tôi đã gặp lại các thầy cô giáo và các bạn sinh viên Khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Cluj-Napoca 3 lần liên tiếp...
RUMANI 10 NĂM HỘI NHẬP LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Sau nhiều năm đàm phán, ngày 1/1/2007 Rumani chính thức trở thành thành viên của liên minh châu Âu (EU) đến nay tròn 10 năm; vậy 10 năm đó Rumani đã thay đổi thế nào?
ĐẶC KHU KINH TẾ ĐỂ LÀM GÌ?
Khi đề cập đến sự phát triển thần kì của Trung Quốc, người ta hay nhắc đến Thâm Quyến. Trong năm 1978, khi quốc gia này “mở cửa”, Thâm Quyến chỉ là một làng chài nghèo nàn, nằm cạnh Hong Kong phồn hoa bậc nhất châu Á.
TOÀN VĂN TUYÊN BỐ CHUNG VIỆT NAM - HOA KỲ
Chủ tịch nước Trần Đại Quang vừa có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hà Nội.
VIỆT NAM HƯỚNG ĐẾN NỀN KINH TẾ NĂNG ĐỘNG DỰA TRÊN NỀ TẢNG SÁNG TẠO
Trong tầm nhìn thập niên tới, Việt Nam sẽ hướng đến một nền kinh tế năng động dựa trên nền tảng sáng tạo - Thủ tướng tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam sáng nay ở Đà Nẵng.
3 ĐẶC KHU KINH TẾ VIỆT NAM -DỌN TỔ ĐÓN PHƯỢNG HOÀNG?
Đề án 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc được kỳ vọng sẽ tạo nên lực hút đầu tư quy mô lớn trong thời gian tới.
VẺ ĐẸP MIỀN ĐỒNG QUÊ RUMANI
Từ thủ đô Bucarest náo nhiệt, chuyến đi về thành phố Cluj-Napoca của chúng tôi băng qua nhiều đồi núi, thung lũng, sông ngòi tuyệt đẹp.
TURNUL EIFFEL A IMPLINIT 128 DE ANI. EL ESTE INGINERUL ROMÂN CARE A INVENTAT TEHNOLOGIA DE CONSTRUCTIE ATURNULLUI
Turnul Eiffel a împlinit 128 de ani. El este inginerul român care a inventat tehnologia de construcție a turnului. Gustav Eiffel a venit în România special să-l cunoască și să învețe de la el
ROMÂNIA XUẤT BẢN SÁCH "VIỆT NAM: HÒA BÌNH, HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN"
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, nhà xuất bản Đại học Craiova (Romania) vừa xuất bản cuốn sách “Việt Nam: Hòa bình, hội nhập và phát triển” của tác giả Cristian Toma – Tổng Biên tập báo Monitor Oltenia, hội viên của Trung tâm Báo chí điều tra Romania (
POVESTIRILE EMOTIONANTE ALE UNOR FOSTI STUDENTI VIETNAMEZI DESPRE IASUL "EPOCII DE AUR”
Kính mời bạn đọc xem bản gốc bằng Tiếng Rumani và bản dịch ra tiếng Việt của dịch giả Cao Văn Kỳ.
THỨ NGHIỆM THÀNH CÔNG TẨY CHẤT ĐỘC DIOXIN BẰNG CÔNG NGHỆ VI SINH
Từ tháng 12/2016 đến tháng 6/2017, các nhà khoa học Hàn Quốc và Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm xử lý Dioxin tồn lưu trong đất tại sân bay A Sho (huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế) bằng công nghệ vi sinh.
“BPHONE 2 SẼ RA MẮT HOÀNH TRÁNG HƠN CẢ BPHONE 1”
Đại diện Bkav khẳng định buổi ra mắt Bphone 2 tới đây sẽ còn “hoành tráng hơn cả Bphone 1”...
TRUNG QUỐC TIÊU THỤ RAU QUẢ VIỆT NAM NHIỀU NHẤT THẾ GIỚI
Xuất khẩu rau quả, thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ngày càng tăng...
VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THÍCH NỢ NẦN?
Nhìn vào đồng hồ đếm nợ của thế giới, bất cứ người nào cũng có thể choáng váng với dãy số nhiều hơn 12 con số chỉ số nợ quốc dân của các cường quốc trên thế giới.
5 TỶ NGƯỜI SỞ HỮU ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TRONG NĂM 2017
Theo một nghiên cứu của Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ mạng di động toàn cầu (GSMA) công bố ngày 27/2, vào cuối năm 2017, hơn 5 tỷ người trên thế giới sẽ sở hữu điện thoại di động.
“TAXI” BAY KHÔNG CÒN LÀ GIẤC MƠ
“Taxi bay” lái tự động sẽ đón và trả khách từ các sân bay lên thẳng đặt trên nóc nhà cao tầng....
CHUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo và hết).
Trei ardelence, foste prietene din copilarie, colege de şcoala mai tarziu, se intalnesc după mai multi ani, deja mature.
CHUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 2)
La ora de Religie: – Câte porunci există, Jane? – Zece pentru bărbaţi şi nouă pentru femei, părinte.
CHUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 1)
La ora de Religie: – Câte porunci există, Jane?
BÍ ẨN NHỮNG HÒN ĐÁ "SỐNG" Ở ROMANIA: SINH RA, LỚN LÊN VÀ TỰ DI CHUYỂN
Tại một ngôi làng nhỏ ở Romania tồn tại 1 điều không tưởng, đó là những tảng đá có thể tự lớn lên và di chuyển như “động vật”.
RUMANI-NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT
1-Hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố Bucaret lớn thứ tư Châu Âu.
TÌNH YÊU LUÔN Ở LẠI
Năm 1971, sau khi tốt nghiệp trường Dầu Khí Địa chất (IPGG) Bucuresti, một số kỹ sư được chọn quay trở lại thực tập trong đó có tôi.
CẢ CHÂU ÂU VÀ TRUNG QUỐC ĐỀU MUỐN CÓ ĐƯỢC NGƯỜI VIỆT NÀY
Ví như đổi được đất, dân Việt sinh ra ở phương Bắc, châu Âu đã không bị kỵ binh Mông Cổ giày xéo cả vạn dặm – Nếu như trời sinh thiên tài này ở nhà Tống, thì lịch sử Trung Quốc trước đây đâu có chuyện bị triều đại nhà Nguyên độ hộ một trăm năm.
TOÀN VĂN PHÁT BIỂU NHẬM CHỨC CỦA DONALD TRUMP
Donald Trump nhấn mạnh ông sẽ đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu và khẳng định người dân sẽ trở lại làm những người cai quản đất nước.
BÊN CẠNH NHỮNG CÂY BẠCH DƯƠNG ĐƠN LẺ
Thơ Mihai Eminescu Dich từ tiếng Rumani ra tiếng Viêt Lưu Văn Vín
LUCRURI CARE VOR DISPĂREA SAU SE VOR SCHIMBA RADICAL
Deşi astăzi suntem încă obişnuiţi cu ele, mai curând sau mai târziu ele vor fi altfel! Este bine să ne adaptăm de acum, să acceptăm ideea că ele sunt în curs de dispariţie / schimbare - poate nu la fel de repede în toate regiunile lumii.
Foşti studenţi români şi vietnamezi, din nou împreună după 40 de ani. Cât de iubită e România în Hanoi, la 10.000 km distanţă
Am primit astăzi două mesaje, care mi-au umplut inima de bucurie. Sunt două surprize, care sper să îi bucure pe toţi profesorii şi colegii noştri din facultate, dar şi pe prietenii mei de e-mail, cărora le retransmit în continuare mesajele primite.
HƠN CẢ MỘT GIẤC MƠ (P2)
Ghi chép của Nhóm cựu sinh viên Khoa Xây dựng, Đại học Bách Khoa Cluj-Napoca.
HƠN CẢ MỘT GIẤC MƠ…(P1)
Phóng sự ghi chép Chuyến thăm của Đoàn CSV Trường ĐH BK Cluj-Napoca sang thăm Việt Nam cuối Tháng 10 năm 2016.
TÒA NHÀ QUỐC HỘI RUMANI
Toà nhà Quốc hội được xây dựng năm 1984 dưới thời Chủ tịch Nicolai Ceausescu sử dụng hoàn toàn các vật liệu của Rumani và do người Rumani thiết kế, thực hiện.
MINUNILE EXOTICE ALE VIETNAMULUI
Peisaje spectaculoase, insule şi plaje pintre cele mai frumoase, oraşe moderne, cu trecut imperial şi colonial, şi o gastronomie tradiţională mai delicioasă decât îţi poţi imagina. La doua decenii de la unificare, Vietnamul continuă să-şi şteargă urmele t
ANH CÒN NỢ EM
Anh nợ em lời hẹn đã từ lâu Sẽ cùng về thăm trường xưa, lối cũ Nơi có những hàng thông xanh muôn thuở Dẫu đông sang tuyết trắng gội trên đầu
HỒI TƯỞNG NGÀY TRỞ VỀ
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thiết luật quan hệ ngoại giao Việt Nam - Rumani, Hội hữu nghị Việt Rumania đã tổ chức đoàn đi thăm nước bạn.
RUMANI GIAO MÙA- Bút ký của nhà văn Võ Khắc Nghiêm
( Nhận lời mời của Hội Nhà văn Rumani, đoàn đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam do nhà thơ Thanh Quế, ủy viên Ban Chấp hành hội làm trưởng đoàn cùng các nhà thơ: Trần Ninh Hồ, Lê Huy Quang, Hoàng Trần Cương và nhà văn Võ Khắc Nghiêm đã thăm và làm việc với Hội
RUMANI-NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT .
BBT WEBSITE xin giới thiệu 20 điền nên biết về Rumani (Do hạn chế về dung lượng, chúng tôi chỉ giới thiệu một vài hình ảnh minh họa đặc trưng):
LÀN SÓNG MỚI TRONG ĐIỆN ẢNH RUMANI
Đạo diễn Rumani Cristian Mungiu tranh giải ở Liên hoan phim Cannes 2016 với bộ phim « Baccalauréat».
TIẾNG HÁT THÌ THẦM
Có một lần tôi giết con chim nhạn Bằng chiếc súng cao su tôi bắn nó rơi Suốt một ngày, một đêm liền sau đấy Tôi buồn phiền và rầu rĩ khóc than
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo và hết)
Dupa varsta de 50 de ani, primim cele mai mari si... buchete de... roze:
TRUYỆN VUI RUMANI (TiẾP theo 14b)
Alooo… iubito, în ce ești acum îmbrăcată? - Doar într-o pereche de chiloței roz.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 14a)
PRIMELE 7 LOCURI DIN TOPUL NEBUNILOR... 7 vị trí đầu tiên của sự điên rồ ...
TỎI NGÂM RƯỢU VANG ĐỎ- rượu thuốc dân gian cổ Rumani, chữa trên 100 căn bệnh .
Càng về già thì khả năng phát triển của bệnh tật càng tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hơn thế, chúng ta đều biết, bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh rất phụ thuộc vào sự cân bằng, vào chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen hoạ
ĐỪNG ĐẾN NỮA EM ƠI THÔI ĐỪNG ĐẾN !
(Dân Ca Rumani, Dịch ra tiếng Việt: Lưu Văn Vín )
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 13B)
Dacă aveţi de gînd să mergeţi în cazino, îmbrăcaţi cei mai frumoşi chiloţi. S-ar putea să vă întoarceţi acasă numai în ei!
SFATURI DE JANE FONDA
După ce ați trecut de 60 de ani, pentru că nu mai aveți foarte mulți ani în față și pentru că nu puteți lua cu voi nimic atunci când vă duceți, n-are rost să mai fiți preocupați să economisiți.
Transilvania, pe primul loc în topul celor mai frumoase regiuni din lume.
Transilvania ocupă primul loc în Topul 10 al celor mai atractive regiuni din lume care merită să fie vizitate în anul 2016, întocmit de editorii ghidului de călătorii Lonely Planet.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 13A)
Murphy Eram aşa de sărac când am fost copil, că dacă nu eram băiat, nu aş fi avut cu ce să mă joc...
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRONG THỜI CỐ CHỦ TỊCH NICOLAE CEAUSEASCU
Thời cổ đại ,Hy-lạp và Ai-cập đã tạo lập một danh mục gồm 7 kỳ quan của thế giới . Đã có một cuốn cẩm nang du lịch cho cho những khách du lịch toàn thế giới muốn tận mắt chiêm ngưỡng .
TẶNG HOA THIÊN THẦN
Chưa bao giờ ta tặng hoa ai Và có lẽ chẳng tặng ai được nữa Giá có dip biết nói gì đây chứ Có thể lại đem dúi lẹm vào tay
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 12b)
Un interviu Fiţi amabil! Unde aţi petrecut ultimele concedii? În ţară sau în străinătate? - Acum doi ani am fost la Vama Veche. - Şi aţi fost mulţumit de condiţii?
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 11)
Când si-a vazut nepotelul pentru prima data, soacra dezamagita ii spune norei:
HÃY Ở LẠI
Ban Biên tập xin trân trọng giới thiệu 2 bản dịch bài thơ O RĂMÂI của Đại thi hào M Eminescu do 2 tác giả là CSV thực hiện.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 10b)
Doi cersetori, români, în Franta, se întâlnesc si se întreabă unul pe altul: - Câti bani ai strâns azi? - 6 euro ...
VỀ CÁI CHẾT CỦA MIHAI EMINESSCU- THI HÀO DÂN TỘC RUMANI
Mihai Eminescu-Thi hào dân tộc Rumani; Dạnh nhân văn hóa thế giới, sinh 15-1-1850 mất 15-6-1889; ông được coi là nhà thơ lớn nhất Rumani; ông đã kết thúc cuộc đời ở tuổi 39 khi tài năng đang sung mãn…
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 10)
Adevarul elementar numarul 1 Iubitii se ajuta unul pe altul sa se dezbrace inainte de a face sex. Totusi, dupa sex, intotdeauna ei se imbraca singuri.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 9b)
" Nimeni nu e insarcinat cu fericirea ta. Doar tu." " Vei gasi intotdeauna numai ceea ce daruiesti. Lumea e propria ta oglindire".
NHƯỜNG ÂY DỊU DÀNG
Thơ: Mihai Eminescu, Đại thi hào Rumani Dịch: Van Vin Luu, cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Iasi Rumani
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 9)
Un tip primeste ca imprumut de la cel mai bun prieten 10.000 de euro. Emotionat si plin de lacrimi, isi imbratiseaza prietenul. Celalalt, surprins, intreaba:
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 8b)
Doctore, nevasta mă înşeală pe rupte şi totuşi nu îmi apar nici un fel de coarne. Uitaţi-vă şi dumneavoastră, neted ca-n palmă.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 8)
Definiția limbii: organ musculos care face legătura între mărul lui Adam și părul lui madame. Định nghĩa của cái lưỡi : một bộ phận cơ bắp dùng để làm cầu nối giữa “trái táo của Adam “ và lông của các bà .
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 7)
Un barbat distins, in varsta de 80 de ani, ii cere mana unei domnisoare de 20 de ani: Domnisoara, ati binevoi sa acceptati sa deveniti vaduva mea? Một người đàn ông ,ở tuổi 80 cầu hôn một cô gải 20 tuổi: Thưa quý cô , cô có vui vẻ chấp thuận t
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 6)
Unde mergi Bula? - La cor! - Si ce faci acolo? - Bem coniac si jucam table. - Si cand cantati? - Pe drum, la intoarcere.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 5)
Pe patul de moarte, Popescu e înconjurat de toată familia şi, cu glasm sleit, spune: Ehei, când aveam eu vreo 20 de ani, ce mă mai distram…
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 4)
ANUNT INTR-O GRĂDINITĂ DE COPII: "Dragi părinţi! Nu credeţi, vă rugăm, tot ceea ce spun copiii dumneavoastră despre grădiniţă. La rândul nostru, vă promitem să nu credem tot ceea ce spun ei despre dumneavoastră!"
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 3)
Vine sfârşitul lumii. Dumnezeu aliniază femeile pe o parte şi bărbaţii pe altă parte. - Toţi bărbaţii care şi-au înşelat soţiile să facă un pas în faţă! zice Dumnezeu. Toţi bărbaţii fac un pas în faţă, doar unul rămâne pe loc. - În iad cu tine! tună Dumne
BÍ MẬT VỤ HÀNH QUYẾT CHỦ TỊCH RUMANI NICOLAE CEAUSESCU
Vì sao tình báo Xô, Mỹ bắt tay ám hại Chủ tịch Rumani và Gorbachev chấp thuận xử bắn Chủ tịch Rumani Nicolae Ceauşescu?
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 2)
Un doctor român se întoarce din China , unde participse la un congres international pentru reducerea natalitatii. Toti se aduna în jurul lui, curiosi sa afle cum au rezolvat chinezii problema.
TRUYỆN VUI RUMANI (Tiếp theo 1)
1-Ce este impotenta ? - Impotenta este acel fenomen care apare atunci când forta de atractie a Pământului este mai mare decât forta de atractie a femeii - Bất lực là gì ? Bất lực là một hiện tượng xẩy ra khi lực hút của Trái đất lớn hơn lực hút c
MỘT SỐ DANH NHÂN RUMANI QUA CÁC THỜ ĐẠI
Giới thiệu sách Mới đây Rumani xuất bản cuốn Bách khoa toàn thư về những danh nhân Rumani (Enciclopedie identitatii Românesti-Personalităti. Literatura -2011-Tác giả Ecaterina Tarălungă ). Cuốn sách dầy gần 900 trang trong đó giới thiệu các nhân vật lớn
CRACIUNUL IN ROMANIA- SARBATOARE SI TRADITIE
Craciunul este o sarbatoare foarte raspandita si asteptata atat de cei mici, cat si de cei mari.
TRUYỆN VUI RUMANI (Phần 1)
Lời nói đầu . Ioan Gostian nguyên là chuyên viên của Đại sứ quán Rumani tại Hà nội. Chúng tôi quen nhau vào khoảng năm 2009 gì đó ,tại Sứ quán .Năm sau ông mãn nhiệm về nước và nghỉ hưu ,sống tại Bucaret .Thi thoảng chúng tôi vẫn trao đổi thôn
VÀ NẾU MỘT NGÀY...
Tác giả Mihai Eminescu thi hào Rumani Dịch ra tiếng Viêt Luu Van Vin
VÀ MỘT KHI...
Tac giả Mihai Eminescu Thi hào Rumani Dịch: Luu Van Vin-Cựu sinh viên Đai hoc Bách Khoa Iasi Rumani (1968-1974)
HÃY Ở LẠI BÊN EM
Hãy ở lại bên em Em yêu anh tha thiết Chỉ mình em mới biết Anh mong ước những gì
-
04/12/2024 Khai trương Hội Hữu nghị “Bông Sen” Rumani- Việt Nam (2011)
-
04/12/2024 Quan hệ Việt Nam - Rumani đang trải qua giai đoạn tươi đẹp và năng động nhất
-
01/12/2024 Gặp gỡ hữu nghị nhân kỷ niệm 106 năm Quốc khánh Rumani (2024)
-
01/12/2024 Gặp gỡ hữu nghị Việt Nam-Romania (30.11.2024)
-
01/12/2024 Việt Nam, Romania hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao - Vietnam+ (30.11.2024)
-
06/12/2015 RUMANI, TÌNH YÊU CỦA TA
-
14/12/2015 HÌNH ẢNH VĂN HÓA VÀ ẨM THỰC RUMANI ĐỂ LẠI DẤU ẤN TỐT TRONG NGÀY HỮU NGHỊ QUỐC TẾ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-
24/10/2015 ĐIỀU LỆ TC&HĐ CỦA HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM- RUMANI KHÓA V
-
25/10/2015 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BBT TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA HỘI HN VIỆT NAM-RUMANI
-
06/12/2015 BỐN MƯƠI NĂM RẠNG NGỜI TÌNH YÊU
- 1
- 3586
- 22,373,869