Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử của Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani * Bine ati venit la Website al Asociatiei de Prietenie Vietnam - România * Welcome to Website of Friendship Association Vietnam - Romania

MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRONG THỜI CỐ CHỦ TỊCH NICOLAE CEAUSEASCU

  13/05/2016

Thời cổ đại ,Hy-lạp và Ai-cập đã tạo lập một danh mục gồm 7 kỳ quan của thế giới . Đã có một cuốn cẩm nang du lịch cho cho những khách du lịch toàn thế giới muốn tận mắt chiêm ngưỡng .

 Tất cả đều là những công trình kiến trúc cổ ,hoàn toàn do bàn tay con người xây dựng nên (không có công trình nào do thiên nhiên ban tặng ) đã khiến bao khách du lịch phải ngạc nhiên . Đó là :Kim tự tháp Lớn ở Giza,sau này được thay thế bằng Tường thành Babilon, Vườn treo Babilon , Đền thờ Thần Artemis ở Efes,Tượng Thần Zớt ở Olympia ,Pho tượng (khổng lồ ) ở Rodos ,Lăng mộ ở Halicarnas và Tháp Đèn pha Alexandria .

Tất cả đều là những công trình kiến trúc ấn tượng bởi kích cỡ và kết cấu nội lực không những chỉ ấn tượng  với  thời kỳ đó mà ngay cả đối với hiện tại sau đó hàng ngàn năm.

 Vào thời N.Ceausescu, ông cũng cho xây dựng  7 kỳ quan ở Rumani .Bảy kỳ quan này đều xây dựng ở Arges, đó là : Đường cao tốc Pitesti-Bucuresti; Đường xuyên sơn (Transfagarasanul); Đập nước Vidraru; Kim tự tháp ở Trạm lọc nước Pitesti ; Tượng thần Promete; Nhà máy ô tô Dacia  và ngoạn mục nhất là tuyến đường sắt dầy đặc những cây cầu (qua sông suối )và những cây cầu cạn Pitesti-Vâlcele –Râmnicu Vâlcea .Tuy những công trình này không thoát khỏi sự  phá hủy của thời gian và sức mạnh của thiên nhiên như những kỳ quan cổ đại, nhưng chúng cũng không bị con người phá bỏ !

Cả 7 công trình trên đều được xây dựng ở Arges:

1-Đường Cao tốc Pitesti - Bucuresti được thiết kế cho tốc độ “bão táp” là 140 km/h .

Đường cao tốc Bucuresti-Pitesti là tuyến đường bộ cao tốc đầu tiên của Rumani ,với chiều dài 96 km nối liền hai thành phố , được xây dựng trong giai đoạn 1967-1972.Thời điểm bắt đầu công việc là phù hợp với một nghiên cứu của Viện Thiết kế Giao thông vận tải (IPTANA) cho một  mạng lưới giao thông cao tốc giai đoạn 1967-1972.Khi đó Rumani cần phải có 3200 km đường cao tốc thay vì mới chỉ có 314 km! Hơn thế ,từ 1969  IPTANA đã thấy trước trong Chương trình Giao thông Pan- European những con đường cần phải được làm là từ Constanta đến Bucaret –Pitesti ,rồi đến tuyến đường Pitesti-Sibiu-Deva .

Vào đầu những năm 1960 ,Nicolae Ceausescu đã yêu cầu Tổng Giám đốc của Cục đường bộ phải tìm ra một giải pháp khắc phục để gia tăng tốc độ xe giữa Pitesti và Bucaret, kể cả là khi cần tăng thêm chiều dài tuyến đường này lên thêm 25 km. Bởi vì những chiếc xe Dacii của những năm 1970 có thể đạt được vận tốc đó, và Ceausescu muốn có đường bộ đáp ứng được vận tốc 140 km/h.
2- Kim tự tháp ở Pitesti, bản sao của kim tự tháp Khê-ốp (Keops).

Kim tự tháp Pitesti đã là công trình  rất đẹp vào thời đó và cả hiện nay nữa tuy nó đã bị hao mòn bởi năm tháng trong khu sân của trạm làm sạch nước của thành phố mặc dù hiện  nay không có ai còn coi trọng giá trị của nó.Kim tự tháp này được xây dựng với sự phê duyệt của Ceausescu trong những năm 80 có tên gọi là “Phòng Thí nghiệm Quốc gia về Nghiên cứu cơ bản “(Laboratorul Nationala de Cercetare Fundamentala),và bên trong nó đã trải qua những hiện tượng khá kỳ lạ .Kim tự tháp này là một bản sao y trang của Kim tự tháp Khê-ốp ở Aicập ,nhưng được xây dựng hoàn toàn bằng thép và kính .Mọi người đã từng thầm thì với nhau rằng nó được xây dựng để phục vụ cho những công việc bí mật hoặc cho quân đội .Những mục đích ban đầu có lẽ mang nhiều tính thực tế là để:làm sạch nước, để chuyển đổi nước thành nước uống bằng một phương pháp độc đáo ; đồng thời cũng triển khai nghiên cứu những hệ quả của một số lực chưa biết lên sự sinh trưởng của cây trồng và việc vận hành các di truyền của chúng ,nhằm phục vụ cho công nghiệp thực phẩm .

3-Đường xuyên sơn, một kỳ quan thần thánh thấm máu.

 

Đường xuyên sơn (Transfăgărăsanul) được xây dựng trong giai đoạn từ 1970 đến tháng Chín năm 1974 bởi những binh lính trẻ ,những nhà xây dựng dân dụng và quân nhân, nông dân, trí thức …tất cả đều bị bắt buộc làm việc . Ý  tưởng này hiển nhiên là của Nicolae Ceausescu, người đã muốn có một con đường chiến lược xuyên qua vùng núi , đặc biệt là dành cho quân đội .

Cho đến thời đó , người ta chỉ có thể đi bộ qua Dãy núi Făgăras !Con đường được xây dựng tới gần đoạn đường hầm giáp với  Hồ Bâlcea rộng 2042m, vượt qua hơn 830 cống ngầm và 27 cầu cạn . Để xây dựng tuyến đường này cần di dời ba triệu tấn đá; để làm được điều đó họ đã sử dụng 6.520 tấn thuốc nổ ,trong đó 20 tấn chỉ để dùng cho đường hầm Capra-Bâlcea .Một trong những hạng mục nan giải nhất của tuyến Đường Xuyên sơn là đoạn đường giữa Hồ Bâlcea(Lacul Bâlcea ) và Thác Bâlcea (Bâlcea Cascadă)có chiều dài 13 km.

Việc xây dựng tuyến  đường Xuyên sơn  đã tốn rất nhiều sức lực đặc  biệt  về tài chính và hậu cần ,và đã lấy đi cả mạng sống của nhiều người .Cón số công bố chính  thức là 40 người ,nhưng những người  cùng thời nói rằng con số người  chết tính   bằng số  hàng  trăm! Họ bị chết vì đá đè ,bị rơi xuống khe núi ,bị tuyết lở vùi lấp, chết vì băng giá hoặc bệnh tật ốm đau do mỏi mệt !

Do địa hình hiểm trở và khó tiếp cận , đa sô các máy móc thiết bị đều phải  tháo rời để vận chuyển và được lắp ráp lại trên các đỉnh dốc , vì chỉ có như thế mới thi công được từ trên xuống dưới .

4- Trạm thủy điện ở Vidraru , một mastodont *khác  cũng được xây dựng trong Thời đại Ceausescu  ( *mastodont là một loài voi cổ đại khổng lồ đã bị tuyệt chủng)

Viêc xây dựng  Đập nước Vidraru đã kéo dài 5 năm rưỡi ,bắt đầu từ  năm 1960. Khi công trình hoàn thành ,xét về độ cao của đập ,nó đứng thứ 8 Châu Âu và đứng thứ 20 so với  Thế giới .

Thủy điện Vidraru bao gồm một hồ điều hòa nước chính yếu  ,một con đập bê tông hình cánh cung kép ,một tập hợp nhũng đường cống ,một trạm trung tâm ngầm và một tập hợp những cống xả .Trong 5 năm rưỡi ,người ta  đã hoàn thành một khối lượng công việc rất ấn tượng ; đã khoan 42 km hệ thống đường hầm;đã đào 1.768.000 mét khối đá ,trong đó có gần một triệu mét khối là đá ngầm dưới lòng đất ; đã đổ 930.000 mét khối bê tông ,trong đó 400.000 mét khối dưới lòng đất ; đã lắp ráp 300 tấn thiết bị cơ-điện .Người ta cũng nói có nhiều người bị thiệt mạng.

5-« Tượng thần Promete « ,biểu tượng của ngành điện lực.

  “Tượng thần Promete”hay “Tượng đài Điện lực” bên cạnh đập nước Vidraru đã được nhà điêu khắc Constantin Popovici thực hiện trong năm 1965.

Bức tượng thần Promete đặt trên núi Pleasa được làm bằng titan với tia chớp trên tay ,như một biểu tượng của điện lực ,từ đó mang đến một cái tên là Tượng thần hay Chúa Điện lực (Zeul Eletricitatii).Tượng Promete đặt ở phía đông đập nước Vidraru ,và để lên tới đó cần qua mộtđoạn đường ngắn với 100-150 bậc .Việc thăm quan được bảo đảm .Hiển nhiên là từ trên đó có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phong cảnh thiên nhiên .Giống như thần thoại Hylap,Promete là một biểu tượng của sự hy sinh cho hạnh phúc của con người, được coi như thần lửa và là người anh hùng đã đánh cắp ngọn lửa của mỗi một Hefaistos đem đến cho mọi người .  

6-Đường sắt Vâlcele-Râmnicu Vâlcea 

Giống như nhiều công trình trong công nghiệp hoặc cơ sở hạ tầng bắt đầu và kết thúc đều nhanh chóng chuyển sang chương “những viên bi đen “của nhà nước rumani ,hạng mục đường sắt nối Tây- Bắc với Tây-Nam đất nước đếm được qua những thất bại to lớn của quốc gia .Tuyến  đường sắt Pitesti-Vâlcele-Râmnicu-Vâlcea đã được đầu tư vì lợi ích khu vực và quốc dân ,vượt quá quyền hạn ngay  sau cuộc Cách mạng(1989) ,và gần như là kết thúc .Dù chỉ cần một vài việc liên kết với truyền thông cần làm tiếp là hoạt động được 100%..

Tuyến đường được khánh thành trong năm 1989 rất vội vàng ,kể cả khi còn những công việc chưa thật sự hoàn thành ,nhưng những phần cơ bản đã đảm bảo kết nối bằng tàu hỏa giữa Bucaret-Pitesti-Piatra Olt và Bucaret-Brasov-Sibiu-Arat- Curtici..Tuy vậy ,hạng mục này đã có thể rút ngắn khoảng cách vận chuyển đường sắt với gần 107 km so với hệ thống đường sắt đương thời ,thể hiện là tuyến đường sắt ngắn nhất có thể .

Và ngày nay,trong sân của Tu viện Curtea de Arges người ta có thể nhận thấy một vài công trình xây dựng hoành tráng ,những cầu cạn và đường hầm (mỗi cái khoảng 2000 m !) là một phần của hạng mục này .

7-Nhà máy Dacia, quyết định của Đảng sau chuyến thăm Rumani của De Gaulle 

 

Nhà máy ô tô Dacia là một "món quà" của Ceasescu dành cho Arges. Để rút ngắn thời gian từ khâu thiết kế đến xuất xưởng hàng loạt xe hơi du lịch, những người cầm quyền Rumani đã cho là cần thiết phải sản xuất một loại xe du lịch theo sáng chế của một nhà sản xuất nước ngoài .

Người ta muốn một loại xe hạng trung với dung tích xi lanh trung bình của 1000 và 1300 cm3 và sản lượng xuất xưởng từ 40.000 đến 50.000 chiếc /năm. Tham gia đấu thầu có các hãng Renault, Peugeot, Fiat,Alfa Romeo và Austin. Đã kiểm tra các mẫu như Renault 10, Peugeot 204, Fiat 1100 D, Alfa Romeo 1300 , Austin Mini Morris.

Nhưng sau chuyến thăm Rumani lịch sử của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle năm 1966, ở cấp độ Đảng  đã ra quyết định lựa chọn công ty của Pháp .Vì những lý do kinh tế và kỹ thuật, đơn hàng của công ty Renault cho model Renault 12 đã bị bỏ .Mẫu đang trong giai đoạn kiểm định ,nhưng sản xuất cần bắt đầu ở Pháp trong nửa cuối của năm 1969,vậy là hợp đồng với Rumani đã được ký vào Tháng Chín 1966.Renault chấp nhận từng phần cho Rumani được  bắt đầu lắp ráp sớm hơn cho một model trung gian cho đến khi Renault 12 được chuẩn bị xong cho sản xuất .Ban đầu người ta chọn Renault 16 nhưng sdau đó đã lựa chọn cho lắp ráp model Renault 8.  

Việc xây dựng Nhà máy Xe du lịch Mioveni(Uzina de Autoturisme Mioveni) đã bắt đầu từ 1966 và kết thúc trong thời gian thỏa thuận ,chỉ có một năm rưỡi .Ngày 1 tháng 7 năm 1968bawts đầu kiểm định 217 trạm làm việc của nhà máy ,và ngày 3 tháng 8 năm 1966 đã kiểm định động cơ đầu tiên .Ngày 20 tháng 8 năm 1968 bắt đầu sản xuất mẫu xe Dacia 1100,một mẫu thuộc bản quyền sáng chế Renault8 ; đó là một mẫu sedan với động cơ ở phía sau .Chiếc xe đầu tiên ra khỏi cổng nhà máy là một quà tặng cho Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Rumani thời đó ,Nicolae Ceausescu.  

Ngoài ra, có thể coi công trình thứ 8 là Tòa nhà Nhân dân (Casa Poporului ):

Photo: BTĐ

và công trình  thứ 9 là sông Dâmbovita hai đáy ở Bucaret:

Photo: BTĐ

 Hà nội tháng 4-2016

Cao văn Kỳ trích dịch từ tiếng Rumani .

       

 

Tin tức mới

Danh sách Tag
Lượt truy cập
  • 4
  • 210
  • 21,934,284